BÍ QUYẾT sử dụng Storytelling Marketing trong bất động sản

ảnh bìa storytelling

Storytelling Marketing ngày càng thể hiện vị thế khi đang là một xu hướng được nhiều doanh nghiệp, môi giới bất động sản dùng trong các chiến dịch xây dựng thương hiệu. Để sáng tạo được những câu chuyện có chất lượng, đòi hỏi các marketer phải có kỹ năng, sự thấu hiểu về cuộc sống và tâm lý khách hàng.

1.Storytelling Marketing là gì?

Có rất nhiều định nghĩa về phương pháp StoryTelling trong lĩnh vực marketing, nhưng hiểu một cách đơn giản nhất thì nó là nghệ thuật lồng ghép câu chuyện.

Đó có thể là câu chuyện về một dự án, sản phẩm hay cá nhân, doanh nghiệp trong một câu chuyện hư cấu hoặc có thực. Storytelling có thể được thể hiện bằng hình ảnh, lời nói, bài viết hoặc âm thanh.

Nói tóm lại, Storytelling là cách nói khác của hình thức bán hàng bằng kể chuyện, đây là trợ thủ đắc lực giúp thương hiệu và sản phẩm tỏa sáng.

Storytelling ngày càng trở thành xu hướng nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Storytelling ngày càng trở thành xu hướng nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Bởi lẽ, nghệ thuật Storytelling không còn là sự lưu hành một chiều, khách hàng giờ đây có thể phản hồi lại ý kiến của mình thông qua những bình luận, góp ý, bầu chọn,… khiến nó càng có sức lan tỏa rộng.

Vậy nên, để lồng ghép kể chuyện vào các chiến dịch marketing, điều quan trọng là môi giới phải hiểu được các nguyên tắc cơ bản của hình thức kể chuyện.

2.Tại sao nên môi giới nên áp dụng Storytelling Marketing trong việc bán hàng?

2.1.Câu chuyện đáng nhớ hơn nhiều lời miêu tả và số liệu

Theo nghiên cứu từ Trường Kinh doanh tốt nghiệp Stanford, những câu chuyện đáng nhớ hơn gấp 22 lần so với những sự kiện và con số đơn thuần.

Hoạt động thần kinh của con người cũng sẽ tăng lên gấp 5 lần khi nghe một câu chuyện hay và cảm xúc được khơi gợi một cách dễ dàng hơn.

Nghiên cứu cũng cho thấy, việc kể chuyện kích hoạt một quá trình trong não gọi là khớp thần kinh. Dẫn đến việc người nghe/người đọc/người xem đồng cảm với câu chuyện và liên hệ nó với những suy nghĩ và kinh nghiệm của chính mình.

2.2.Câu chuyện tăng khả năng bán hàng cho môi giới

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, Storytelling có sức ảnh hưởng không nhỏ trong việc bán sản phẩm (thời điểm hiện tại hoặc tương lai).

Những nghiên cứu này chỉ ra rằng, nếu một người yêu thích câu chuyện về thương hiệu hoặc sản phẩm, tỷ lệ mua hàng trong tương lai sẽ lên tới 55% và tỷ lệ mua hàng ngay lập tức là 15%.

Bên cạnh đó, theo số liệu nghiên cứu thị trường của Onespot – một công ty chuyên về tiếp thị nội dung của Mỹ cho thấy, có đến 92% khách hàng muốn người bán tạo ra các quảng cáo dưới dạng một câu chuyện.

Tạo được câu chuyện về thương hiệu sẽ là lợi thế to lớn cho doanh nghiệp

Tạo được câu chuyện về thương hiệu sẽ là lợi thế to lớn cho doanh nghiệp

Chính vì thực tế đó mà ngày càng nhiều môi giới áp dụng hình thức này trong các chiến dịch marketing của mình để quảng bá và bán sản phẩm.

Kể chuyện cũng được ví như cách làm đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để xây dựng niềm tin và sự trung thành của khách hàng.

Chắc chắn chúng ta sẽ làm mất đi phân nửa khách hàng mục tiêu nếu kể chuyện sai cách, trong khi làm đúng sẽ giúp tăng lượng data tăng lên đáng kể.

3.Hướng dẫn tạo một Storytelling hay và lôi cuốn

3.1.Xây dựng nhân vật trọng tâm trong Storytelling Marketing

Câu chuyện nào cũng phải có ít nhất một nhân vật và mỗi nhân vật đều có hình tượng, ý nghĩa của riêng mình. Hãy luôn nhớ rằng, chúng ta cần biết nhân vật chính là ai và cần những yếu tố nào xoay quanh nhân vật đó.

Nếu doanh nghiệp đang muốn tăng doanh số bán hàng hay quảng bá dự án, nhân vật chính chắc chắn phải là sản phẩm. Nếu muốn gây dựng thương hiệu và tạo lòng tin, nhân vật chính nên là khách hàng.

Để có một câu chuyện hiệu quả, chúng ta phải thử đặt mình vào vị trí của người mua hàng để xem họ đang nghĩ gì, muốn gì và cần giúp đỡ ra sao,… Từ đây, câu chuyện của doanh nghiệp sẽ target vào đúng mục tiêu, đúng những gì mà cộng đồng đang hướng tới.

3.2.Storytelling Marketing cần thông điệp truyền tải

Một câu chuyện kinh doanh tuyệt vời cần để lại cho khách hàng một cái gì đó. Có thể đó là một bài học, một kinh nghiệm, một.gợi ý hay là những sự tưởng tượng xa xôi,…

Theo đó, Story hấp dẫn và đọng sâu trong tâm trí khách hàng chắc.chắn phải là câu chuyện có thông điệp truyền tải ngắn gọn, rõ ràng và có yếu tố thôi thúc hành động.

Ứng dụng storytelling sẽ giúp doanh nghiệp thu hẹp khoảng cách với khách hàng

Ứng dụng storytelling sẽ giúp doanh nghiệp thu hẹp khoảng cách với khách hàng

Phải làm thế nào để các sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng?

Phải kể như thế nào để sản phẩm/dịch vụ đó có thể thay đổi suy nghĩ của họ? Trước.khi bắt đầu kể một câu chuyện, hãy chắc chắn rằng chúng ta đã có câu trả lời cho những câu hỏi trên.

3.3.Cốt truyện rành mạch

Chúng ta sẽ không thể xem một bộ phim mà không có lời thoại, nó.cũng giống như một Storytelling không có cốt truyện từ trước.

Phải có mở đầu – thân – kết, cùng lời hứa thương hiệu (brand promise) và lợi ích thương hiệu mang lại (brand benefit).

Chính những yếu tố này sẽ liên quan trực tiếp đến tâm lý của khách.hàng, dẫn dắt họ đi theo một quy trình cảm xúc từ tò mò – bị thu hút – hành động.

Một câu chuyện có cấu trúc rành mạch, hướng về lợi ích mà khách hàng.nhận được thì làm sao lại không thể lưu giữ trong tâm trí họ?

Cần xây dựng cốt truyện với nguồn dữ liệu tốt để tạo ra storytelling

Cần xây dựng cốt truyện với nguồn dữ liệu tốt để tạo ra storytelling

3.4.Tăng yếu tố cảm xúc trong Storytelling Marketing

Chắc chắn rồi, không ai muốn tham gia vào một câu.chuyện nhàm chán, vô nghĩa hoặc thiên về quảng cáo. Đó là lý do cảm xúc sẽ là yếu tố dẫn dắt.khách hàng tìm mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Muốn chạm đến cảm xúc của khách hàng, khiến họ kết nối với câu.chuyện, môi giới phải để khách hàng sống trong câu chuyện đó. Chúng ta có thể kể lại câu chuyện của họ hoặc những câu chuyện.của người khác để tạo sự đồng cảm. 

Không giống những hình thức bán hàng khác, muốn Story bất động sản thành công. Bắt buộc nhà môi giới phải tạo được cảm giác cho người.mua để họ thấy mình trong đó, hay còn gọi là “điểm chạm” của Storytelling.

Câu chuyện hấp dẫn dễ tìm được sự đồng cảm và thúc đẩy khách hàng tự đặt câu hỏi như: “Cảm giác như thế nào khi sống tại đây?”, “Mình nên trang trí căn nhà như thế nào?”. Từ đó, nó sẽ kích thích ham muốn sở hữu bất động sản.

Môi giới cũng có thể sử dụng sức mạnh của những.“nhân vật phản diện” để tăng giá trị cho những nội dung về sau.

Ví dụ, mua dự án này tuy ở trong nội đô và thường xuyên gặp.phải những vấn đề như ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi,… Song, vị trí dự án này lại tiết kiệm thời gian, tiền bạc di chuyển, tăng chất lượng cuộc sống.

Một stoytelling thành công là khi nó chạm đến cảm xúc của người đọc

Một stoytelling thành công là khi nó chạm đến cảm xúc của người đọc

3.5.Đơn giản hóa câu chuyện

Để tăng giá trị cho kể chuyện, môi giới cần hiểu được vì sao khách hàng.nên chọn sản phẩm của doanh nghiệp thay vì các đối thủ khác.

Theo đó, chúng ta phải có sự ngắn gọn, súc tích trong giới thiệu sản.phẩm, thương hiệu và lĩnh vực kinh doanh của mình.

3.6.Tiêu đề gây chú ý mạnh

Tuy việc đặt đầu đề giật tít và nhảm nhí không được khuyến khích và.duy trì trong một cộng đồng chia sẻ thông tin lành mạnh mà chúng ta đang theo đuổi. Song cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của tiêu đề “độc” cho Storytelling Marketing.

Nó mang một sức ảnh hưởng lớn, quyết định đến việc.người đọc có muốn tham gia câu chuyện hay không.

Theo đó, hãy đặt một tiêu đề sao cho kích thích được trí tò mò của người đọc. Nhưng lại khiến họ không thể hiểu được nội dung chúng ta sắp truyền tải là gì.

3.7.Kể những câu chuyện có thực

Kể những câu chuyện có trong thực tế là chìa khóa để có được niềm tin của khách hàng. Đừng bao giờ đánh lừa khán giả bằng một câu chuyện về sự tuyệt vời, bởi họ biết chúng.ta đang cố gắng lôi kéo họ mua hàng và điều này sẽ không được đánh giá cao.

Câu chuyện về thương hiệu và sản phẩm không cần được xây dựng quá hoàn.hảo, bởi tính minh bạch sẽ tôn vinh sự độc đáo và thừa nhận sự thiếu sót của thương hiệu.

Điều này tạo nên một kết nối cảm xúc lâu dài, thể hiện sự trung thực.và cam kết khắc phục sản phẩm tốt hơn trong tương lai.

Kết nối cảm xúc lâu dài là lợi ích nếu ứng dụng tốt storytelling vào marketing
Kết nối cảm xúc lâu dài là lợi ích nếu ứng dụng tốt storytelling vào marketing

3.8.Suy nghĩ những điều xa hơn

Khi đã có được thông điệp và một nội dung rõ ràng, chúng ta.nên cần lên kế hoạch sẽ kể nó như thế nào để tạo được có sự lôi cuốn nhất.

Ngoài ra, kể dưới định dạng nào (hình ảnh, video, bài viết,…) triển.khai trên các kênh nào (Facebook, Instagram, Twitter, Lotus,..). Cũng là điều bạn phải đặc biệt quan tâm trước khi tạo ra một Storytelling.

Thực tế, việc chỉ thể hiện câu chuyện thông qua một định dạng như.video sẽ là một trở ngại lớn trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Bởi những mấu chốt của câu chuyện đôi khi không được thể hiện rõ nhất trong clip. Thay vào đó, kể chuyện bằng hình ảnh sẽ là lựa chọn tối ưu.cho việc lưu giữ những giá trị cốt lõi.

Chiến dịch Storytelling marketing hiệu quả sẽ mở rộng khách hàng tiềm năng

Chiến dịch Storytelling marketing hiệu quả sẽ mở rộng khách hàng tiềm năng

Hiệu quả chiến dịch Storytelling marketing đôi khi phụ thuộc mức.độ liên quan của câu chuyện với khách hàng tiềm năng. Do đó, môi giới cần là người thông cảm, chia sẻ với hành vi, quan.điểm và cách sống của đối tượng tiềm năng đó.

Trên đây là những thông tin cung cấp góc nhìn tổng quan về.Storytelling Marketing và tầm quan trọng của công cụ tuyệt vời này trong marketing. Kích thích trí tưởng tượng, cảm xúc của cả người kể chuyện và khách hàng.

Hy vọng qua bài viết này, anh/chị đã tìm được lời giải đáp thoả đáng cho câu hỏi Storytelling Marketing là gì? Và đưa ra cách sử dụng “vũ khí” này để tăng hiệu quả chiến dịch marketing của doanh nghiệp.

(Nguồn: nhadatmoi.net)

»Xem thêm các bài viết liên quan khác:

ContentThế nào là content marketing? Cập nhật 45 xu hướng viết content thu hút

Quy trình MarketingXu hướng xây dựng quy trình marketing hiệu quả nhất năm 2022

Social Media MarketingSocial Media Marketing và BÍ QUYẾT sử dụng hiệu quả cho người mới