Khai phá những BÍ MẬT về STORYTELLING không phải ai cũng biết

Khai phá những BÍ MẬT về STORYTELLING

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, có vô vàn cách thức để.thu hút khách hàng thông qua chiến lược Marketing. Tuy nhiên, việc thấu hiểu được tâm tư khách hàng để tạo ra được nội dung truyền tải hợp lý.bằng phương pháp nào nhằm đưa thương hiệu doanh nghiệp hay cá nhân toả sáng trên thị trường, lại là một câu hỏi khá khó khăn? Vậy anh chị đã thử qua Storytelling – một “món ăn” đầy hương vị trên “thực đơn” Marketing chưa? Hãy cùng tôi tìm hiểu bí mật về những sắc màu của Storytelling qua bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu đôi dòng về Storytelling

Storytelling là “món” gì?

Storytelling là một hình thức Marketing khá quen thuộc và hiệu quả. Nó dựa trên việc xây dựng, lan toả thông điệp.về câu chuyện của sản phẩm, dịch vụ,… của một thương hiệu nào đó.

Và thông qua những thứ kể trên, cùng với những điều mà.người khác nói về câu chuyện ấy, Storytelling sẽ giúp thương hiệu toả sáng trên thị trường. Nếu cá nhân hay thương hiệu có những tính cách đặc biệt,.đừng che giấu nó mà hãy để cho mọi người được thấy sự khác biệt ấy.

Các Marketer nói chung hay các Content Marketer nói riêng thường tìm.đến Storytelling như một phương thức xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách gần gũi với khách hàng nhất.

Từ câu chuyện anh chị đã đưa ra, việc kết nối được cảm xúc với khách hàng.thông qua câu chuyện ấy và nhận về những phản hồi,.nhận xét chính là điều mà Storytelling hướng đến.

Khi đã nắm bắt cũng như kết nối với cảm xúc của khách hàng,.con đường đi đến thành công trên thị trường, tín nhiệm từ khách hàng sẽ ngày một dễ dàng hơn.

Do đó, Storytelling chính là chìa khoá mở ra nguồn.cảm hứng vô tận trong các phương thức Marketing, mang đến cái nhìn sâu sắc.cho khách hàng về thông điệp, về giá trị của thương hiệu mà người làm Marketing muốn gửi gắm.

H

HomeNext Corporation truyền tải thông điệp cảm động qua video câu chuyện về góc khuất của nghề sale bất động sản 

Khi lướt thông tin trên Facebook, chúng ta rất dễ lướt qua một bài bán hàng nào đó. Trừ phi nội dung của bài viết bán hàng đó phải cực kỳ hay,.hoặc là bán đúng thứ chúng ta cần mua thì mới ở lại đọc. Nhưng chỉ cần thấy một đoạn “Nhạc Rap đến từ Đông Nam Á…” thì.chắc hẳn sẽ có rất nhiều người dừng lại đọc đấy nhé.

Từ lúc chúng ta còn bé, hẳn là anh chị đã từng đọc qua những câu chuyện.như Truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Cổ tích Việt Nam, Thần thoại Hy Lạp, Truyện cổ nhà Grimm,…

Sau này lớn lên, anh chị tiếp xúc thêm với truyện của.Nguyễn Nhật Ánh, ngôn tình, trinh thám,… Và cả những câu chuyện tưởng tượng mà phim ảnh mang lại. Tất cả những gì xoay quanh chúng ta, đó đều là câu chuyện.

Và tại sao chúng ta thích đọc truyện như vậy? Vì chúng ta chỉ sống được một cuộc đời duy nhất… trừ phi là.phim trọng sinh thì mới sống được 2 cuộc đời mà thôi. Do đó, đọc truyện để trải nghiệm và liên tưởng là một điều rất cuốn hút,.là một thú vui cho chúng ta hàng ngày.

Đọc truyện mang lại niềm vui cho cuộc sống

Đọc truyện mang lại niềm vui cho cuộc sống

Storytelling có gì “ngon”?

#1. Truyền tải điểm nổi bật mà thương hiệu đang có

Thông qua câu chuyện mà anh chị kể, những hình ảnh.và giá trị thương hiệu sẽ hiện lên một cách chân thực trước mắt người đọc. Ví dụ như quảng cáo ChocoPie của Orion vào cuối năm 2010.

Với thông điệp “Tình như ChocoPie”, sự dễ thương và đáng yêu.của hai anh em khi cùng nhường nhau chiếc bánh được ông đồ tặng cho. Cùng với một chữ “Tình” bằng thư pháp mà ông đồ viết ra.như in đậm vào tâm trí của khán giả.

Đoạn quảng cáo này đã giúp Orion truyền đi thông điệp yêu thương đến tất cả mọi người.thông qua sự ngọt ngào của chiếc bánh ChocoPie thơm ngon, tròn đầy tình thân.

Quảng cáo "Tình như ChocoPie" mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp

Quảng cáo “Tình như ChocoPie” mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp

#2. Dẫn lối thương hiệu lên vị trí hàng đầu

Một câu chuyện mà anh chị tạo ra có thể mang đến cho thương hiệu sự nổi bật và tín nhiệm. Tuy nhiên, nếu câu chuyện đó đi quá xa thực tế,.hay bị làm sai giá trị thì thương hiệu sẽ rất dễ bị lãng quên, thậm chí bị tẩy chay nếu đi ngược lại với thị hiếu của khách hàng.

Vì thế, Storytelling của anh chị cần có tính định hướng, giá trị sâu sắc để khách hàng cảm nhận được.và trao tặng lại sự tin tưởng của họ cho thương hiệu, cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu cung cấp.

#3. Chạm đến tâm lý – Kết nối cảm xúc với khách hàng

Để khơi dậy được cảm xúc của khách hàng,.các Storytelling của anh chị cần có những câu chuyện có thật, hay ít nhất là dựa trên một sự kiện có thật nào đó.

CEO của Comindware – Max Tsypliaev từng nói: “Các marketer chuyên nghiệp sẽ tận dụng điều đó để tạo nên lợi thế cho mình. Đừng “bịa chuyện” khi “kể chuyện”, và đừng nói rằng câu chuyện của bạn là thật khi tất cả đều biết nó là giả”.

Ví dụ: Dù Đen Vâu mới chỉ là đại sứ thương hiệu cho dòng xe Winner X của Honda Việt Nam tầm 2 năm, nhưng.với 2 MV Đi về nhà (hát cùng JustaTee) và gần đây nhất là MV Mang tiền về cho mẹ (hát cùng Thảo Nguyên) đã mang lại sức ảnh hưởng to lớn tronng cộng đồng.

H

Hình ảnh của Honda Winner X trong 2 MV "Đi về nhà" và "Mang tiền về cho Mẹ" của Đen Vâu

Hình ảnh của Honda Winner X trong 2 MV "Đi về nhà" và "Mang tiền về cho Mẹ" của Đen Vâu

Hình ảnh của Honda Winner X trong 2 MV “Đi về nhà” và “Mang tiền về cho Mẹ” của Đen Vâu

Sự “viral” và thành công của ca khúc vừa mang lại cảm xúc tuyệt vời cho các “đồng âm” của nam rapper,.vừa quảng bá được dòng xe Winner X qua những khung hình đầy nghệ thuật và sâu lắng.trong hành trình “mang tiền về cho mẹ”, mang Tết về cho mẹ.

Từng câu từ, giai điệu đã đánh vào cảm xúc của “những đứa trẻ rồi sẽ đi xa nhà” – những người con.xa quê hương đang cố gắng mang về cho mẹ từng đồng “tiền thơm tiền tho” chứ không phải đồng “tiền tệ”.

“Tết đoàn viên, Tết của tình thân” luôn là một chủ đề vô cùng quen thuộc.nhưng chưa bao giờ hết “hot” mà các thương hiệu vẫn đang khai thác triệt để mỗi dịp Tết đến xuân về. Như vì tính chất quen thuộc đó, việc.chạm đến tâm lý khách hàng cần mới lạ và chiếm trọn tình cảm của công chúng hơn.

#4. Tạo niềm tin nơi khách hàng và giữ chân họ ở lại với thương hiệu

Khi anh chị đọc được một mẫu truyện có nội dung cuốn hút, mẫu truyện đó chắc chắn.sẽ kích thích bộ não hoạt động cũng như thôi thúc anh chị trải nghiệm.cảm giác của dịch vụ được cài cắm trong câu chuyện.

Do đó, thay vì đưa ra những số liệu khô khan, hãy tận dụng Storytelling.để biến sự khô khan đó trở nên mượt mà và thú vị hơn trong cách chia sẻ, quảng bá thương hiệu đến khách hàng.

Vậy muốn nấu “món” Content Storytelling cho “ngon” thì cần “nguyên liệu” gì?

#1. Xác định góc nhìn

Mỗi câu chuyện đều có nhân vật chính. Phác thảo ý tưởng chính là những chi tiết nhỏ.được hệ thống để hoàn thành câu chuyện. Hãy xác định nhân vậy chính của anh chị được xây dựng.là người như thế nào, có tính cách ra sao? Những tình huống nào sẽ xảy ra đối với nhân vật đó?

Đối với thương hiệu hay sản phẩm, dịch vụ thì nhân vật cần.dựa theo để phát triển thêm các ý tưởng mới. Anh chị hãy theo góc nhìn của chính mình,.không cần phải theo một quy chuẩn nhất định nào hết.

Và bản phác thảo trước đó anh chị đã vẽ ra cần có một mục tiêu.cụ thể, quan trọng là đúng với tâm lý, nhu cầu của khách hàng mà anh chị muốn hướng đến.

Xác định đúng góc nhìn để phù hợp với nhu cầu khách hàng

Xác định đúng góc nhìn để phù hợp với nhu cầu khách hàng

Dù anh chị xây dựng một câu chuyện có như thế nào đi nữa thì tâm điểm vẫn nên là khách hàng. Việc đặt mình vào vị trí của khách hàng để có thể thấu hiểu suy nghĩ.của họ cũng là điều quan trọng khiến câu chuyện đi đúng hướng và đạt hiệu quả trong việc truyền tải ý nghĩa của nó.

Và để góc nhìn không đi lạc đâu đó trong vũ trụ.của anh chị thì anh chị nên trả lời những câu hỏi sau đây:

– Thông điệp muốn truyền tải đến khách hàng?

– Bao nhiêu “chất liệu” cần và đủ để tạo nên câu chuyện một cách hiệu quả?

– Câu chuyện nào về sản phẩm hay dịch vụ của anh chị sẽ.tạo được sự cộng hưởng trọn vẹn về khía cạnh truyền tải mục tiêu?

#2. Phác thảo cốt truyện

Khi anh chị đã hiểu được bản chất của Storytelling,.cốt truyện mà anh chị xây dựng cần có một tổng thể hợp lí và dễ hình dung cho mọi người. Hãy biến bản phác thảo ý tưởng thành hiện thực một.cách cụ thể bằng sự tâm huyết và chỉn chu, nó sẽ là tiền đề cho những bước tiến lớn sau này.

Nội dung của kịch bản nên có là Brand Promise (lời hứa thương hiệu) và Brand Benefit (lợi ích thương hiệu),.để tạo dựng sự tín nhiệm và tin tưởng về thương hiệu trong mắt khách hàng. Từ đó những giá trị của thương hiệu sẽ được lưu lại trong tâm trí họ.

H

Đừng ngại vẽ ra những ý tưởng trong đầu vì biết đâu một ngày nào đó chúng sẽ trở thành sự thật

Đừng ngại vẽ ra những ý tưởng trong đầu vì biết đâu một ngày nào đó chúng sẽ trở thành sự thật

Điều cần lưu ý khi xây dựng cốt truyện là sự trực quan trong tư duy. Dù câu chuyện được thể hiện ra trên mặt giấy hay bằng video,.đơn giản hoá cốt truyện sẽ làm cho câu chuyện trở nên dễ hiểu và “thật” hơn.

Sự chân thật sẽ tạo ra nét nổi bật cho thương hiệu.và những điểm mấu chốt trong dụng ý của anh chị sẽ được hiện lên rõ nét. Những câu hỏi tiếp theo được đặt ra sẽ là: Bắt đầu từ địa điểm nào và kết thúc ở đâu? Nhân vật có những trải nghiệm và trải nghiệm đó tác động đến xung quanh như thế nào? Tác động đến những cảm xúc gì?…

Sự ngắn gọn súc tích là một hướng đi thông minh cho anh chị. Bởi vì người ta sẽ rất chán nản.nếu đọc một câu chuyện quá dài nhưng không đi đến đâu. Vì vậy, minh bạch trong giới thiệu sản phẩm,.thương hiệu hay lĩnh vực mà anh chị kinh doanh là điều rất cần thiết.

#3. Khai thác những điều sâu xa

Khi phần cốt truyện đã được xây dựng một.cách vững chắc, anh chị cần thêm một chút “gia vị”. Đó là những điều đặc biệt và suy nghĩ.cách diễn đạt những điều đặc biệt ấy một cách hợp lý. Anh chị nên xác định mình sẽ kể nó ở định dạng gì và câu chuyện.được triển khai qua những kênh nào sẽ tạo được hiệu ứng tốt.

Mở rộng những "nhánh con" trong bản phác thảo Storytelling

Mở rộng những “nhánh con” trong bản phác thảo Storytelling

Một câu chuyện thương hiệu “đỉnh của chóp” phải có sự linh hoạt.để có thể xuất hiện ở bất kì phương tiện truyền thông nào. Câu chuyện đó phải thật sự kết nối cảm xúc với người tiếp nhận, những hình ảnh trong câu chuyện phải được hiện.lên trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… khiến họ đọc và thôi thúc họ chia sẻ lên trang cá nhân của mình và nêu quan điểm.

#4. Dẫn chứng thuyết phục thay vì lời nói suông

Nếu câu chuyện đơn thuần chỉ có miêu tả hay diễn đạt sự việc.mà người tiếp nhận không có liên tưởng gì đến nhân vật trong câu chuyện ấy, thì hiển nhiên giá trị của câu chuyện sẽ bị mất đi,.mất luôn cả sự kết nối với người đọc. Dẫn đến khó hình dung được hay tin tưởng.được những điều mà anh chị kể. Vì thế, anh chị hãy sử dụng những dẫn chứng chân thật cho câu chuyện của mình.

#5. “Anh hùng” của câu chuyện

“Anh hùng” ở đây không phải là.Superman đi giải cứu thế giới, đơn giản hơn thì đó là “chìa khoá”.để giải quyết vấn đề của câu chuyện. Sự biến đổi trong câu chuyện là quá trình nhân vật.chính học hỏi để tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề,.nhận ra góc nhìn mới để biến thất bại.thành thành công một cách hợp lý và thuyết phục.

Content Storytelling có các dạng cốt truyện căn bản nào?

Cốt truyện cho Content Storytelling thì nhiều vô số kể,.nhưng sau đây sẽ là 5 cốt truyện căn bản thường thấy nhất.

#1. Cốt truyện Storytelling – từ tồi tệ đến thành công

Đây thường được gọi là công thức “Before – After”. Ví dụ: “Ngày xưa tôi rất tệ, gặp nhiều chuyện không may,.trải qua những đau đớn và những gánh nặng… Sau đó tôi đã tìm được bí kíp dẫn đến thành công.(có người giúp đỡ, hoặc bản thân kiên trì vượt qua,…). Trải qua những khó khăn,.tôi rũ bỏ sự tồi tệ của bản thân mà tìm đến hạnh phúc của riêng mình”.

Cốt truyện Storytelling - từ tồi tệ đến thành công

Cốt truyện Storytelling – từ tồi tệ đến thành công

Cốt truyện này mang tính “tự sự bản thân”,.kể về những gian nan mà nhân vật chính gặp phải và cách mà người đó vượt qua. Các câu chuyện doanh nghiệp,.câu chuyện CEO, hay câu chuyện về chính bản thân mình thường hay.sử dụng cốt truyện này và đây là cốt truyện được gặp rất.nhiều trong cuộc đời của các tỷ phú như Steve Jobs, Bill Gates, Jack Ma,…

#2. Cốt truyện Storytelling – vượt qua quái vật

“Quái vật” ở đây được ngầm hiểu là một nỗi sợ rất lớn,.một điều gì đó rất thậm tệ, một “bóng ma tâm lý” mà chúng ta.chưa từng vượt qua được lần nào trong đời. Nhưng bây giờ, con quái vật đó đã bị tiêu diệt bởi.ý chí kiên cường và mạnh mẽ của bản thân mình.

Ví dụ: “Tôi là một nhân viên văn phòng, hằng ngày.im lặng làm việc cùng máy vi tính. Cuộc sống cứ thế trôi qua. Nhưng, vào thời điểm xyz,.tôi phải đối mặt với vấn đề lớn nhất trong cuộc đời. Tôi rất sợ nói chuyện trước đám đông.

Và giờ đây tôi phải thuyết trình dự án mới trước hội đồng đánh giá của công ty. Từng câu chữ nặng nề, ấp úng phát ra,.tôi biết mình sẽ bị chuyển công tác sang nơi khác sau buổi thuyết trình này. Và sau đó tôi đã… Cuối cùng tôi cũng đã vượt qua được nỗi sợ của mình…”

Cốt truyện Storytelling - vượt qua quái vật

Cốt truyện Storytelling – vượt qua quái vật

Vượt qua “bóng ma tâm lý” của bản thân.và đạt được thành tựu to lớn (kèm theo đó là các bổ trợ như sản phẩm.hay dịch vụ của doanh nghiệp, thương hiệu) hoàn toàn.có thể biến thành một câu chuyện bán hàng khéo léo,.tinh vi nhưng tính chân thật vẫn được đảm bảo.

#3. Cốt truyện Storytelling – hành trình của người hùng

Đây là phiên bản nâng cấp của cốt truyện.“vượt qua quái vật” được hoàn thành một cách chỉn chu hơn nhằm PR.cho dự án hoặc thương hiệu.cá nhân một cách chân thực và thuyết phục. Với những thông tin được cung cấp đầy đủ về cuộc đời,.tính cách, gia cảnh,….của nhân vật chính.

Mấu chốt của câu chuyện chính là sự khẳng định sự tốt đẹp của nhân vật đó,.một người đáng để bạn lưu tâm học hỏi hay sử dụng các sản phẩm dịch vụ của họ.

3 phân cảnh chính cần có của cốt truyện này là: Khởi hành – Chinh chiến – Trở về

– Phân cảnh khởi hành:

  • Giới thiệu nhân vật chính, cuộc sống hiện tại của nhân vật
  • Điều tồi tệ kéo đến, ý tưởng ra đi của nhân vật chính bắt đầu hiện ra
  • Nhờ sự giúp đỡ của ai, cái gì… và bắt đầu hành trình

– Phân cảnh chinh chiến:

  • Nhân vật chính bước vào một thế giới khác đầy mới mẻ và bỡ ngỡ
  • Sau đó bắt đầu gặp phải những.thử thách đầu tiên, những thất bại đầu tiên
  • Tìm ra được phương pháp để giải quyết các thử thách, độ khó của thử thách tăng dần
  • Thử thách cuối cùng là thử thách lớn nhất, khó khăn nhất,.dẫn tới thất bại nặng nề nhưng cuối cùng cũng vượt qua và tái sinh

– Phân cảnh trở về

  • Sau khi vượt qua thử thách cuối cùng thì nhân vật chính được nhận một phần thưởng to lớn
  • Nhân vật trở lại với cuộc sống bình thường, kết thúc có hậu
  • Mở ra một trang khác, một hành trình mới cho cuộc đời
H

Cốt truyện Storytelling - hành trình của người hùng

Cốt truyện Storytelling – hành trình của người hùng

Một trong những ví dụ điển hình nhất.cho cốt truyện “hành trình của người hùng” chính là cuốn sách “Nhà giả kim” của tác giả Paulo Coelho. Câu chuyện kể về cậu bé chăn cừu.Satiago với ước mơ khám phá thế giới.

Sau khi tận hưởng cuộc sống chăn cừu phiêu lưu đây đó vài năm,.cậu đã bán đàn cừu để theo đuổi một giấc mơ được lặp lại hai lần.

Khi đến nơi mà bà thầy bói đoán mộng đã chỉ dẫn,.Satiago bị lừa hết tiền và bắt đầu một cuộc sống mới đầy khó khăn ở một nơi xa lạ. Sau một năm ổn định công việc cậu lại muốn.tiếp tục ra đi để hoàn thành giấc mơ, trải qua biết bao nhiêu sóng gió nhưng vẫn.chưa tìm thấy kho tàng.

Nhưng cuối cùng, nơi cậu bắt đầu cuộc đời mình lại chính là nơi cất giấu kho báu.

#4. Cốt truyện Storytelling chinh phục

Cốt truyện này sẽ nói về một kế hoạch.khổng lồ được lập ra để chinh phục mục tiêu. Nó thiên về những  suy luận logic mang.tính định hướng,.chúng được biến thể để tạo ra một câu chuyện đầy kịch tính. Nghe có vẻ giống với “hành trình của người hùng”.nhưng thực ra nó chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn.

Nếu cốt truyện người hùng lấy những khó khăn và thành công.của nhân vật với giọng văn hồi hộp, kịch tính thì cốt truyện chinh phục dùng những ý tưởng,.những cuộc phiêu lưu mạo hiểm thực sự để tạo một cốt truyện hấp dẫn.

Cốt truyện Storytelling chinh phục

Cốt truyện Storytelling chinh phục

Đây là kiểu cốt truyện thường dùng cho các kịch bản quảng cáo (TVC),.phù hợp với những đối tượng có hoài bão lớn cho tương lai gồm có các nội dung chính sau:

– Thông tin nhân vật, thông tin nền tảng

– Một mục tiêu xuất hiện ảnh hưởng đến các nhân vật trong truyện

– Các nhân vật bắt đầu hành trình,.vượt qua được những trở ngại nhỏ ban đầu

– Bắt đầu có những mâu thuẫn nội bộ nhưng vẫn vượt qua

– Mục tiêu lớn xuất hiện cuối cùng (không có cơ hội thất bại rồi tái sinh)

– Hoàn thành thử thách với những khó khăn, những thất bại suýt nữa đã xảy ra

– Giành được phần thưởng và trở về

#5. Cốt truyện Storytelling “hoài niệm – chân lý”

Đây là một cốt truyện rất dễ viết vì nó là những những hoài niệm về cuộc đời,.những thứ đã từng hiện diện xung quanh chúng ta trước đây..

Về mái trường xưa, về mối tình đầu, về ngày đầu đi làm, về những khó khăn trong sự nghiệp, hay về những hối tiếc mà chúng ta chưa kịp thực hiện,…

Bởi vì nó rất dễ, nên văn phong và cách dẫn dắt mạch truyện của chúng ta phải cực kì khéo léo,.và đặc biệt không được khoe khoang. Bố cục của cốt truyện khá đơn giản gồm:

– Kể về một kỉ niệm nào đó

– Sau đó xoáy sâu vào kỉ niệm đó bằng các yếu tố gay cấn, hấp dẫn

– Đưa ra những nhận định, những bài học mà bản thân tự đúc kết.

– Chấp nhận sự thật và sống tốt với hiện tại để tìm ra một con đường mới

Cốt truyện Storytelling “hoài niệm - chân lý”

Cốt truyện Storytelling “hoài niệm – chân lý”

Các nguồn Storytelling được lấy từ đâu?

– Các group, trang Confession (NEU Confessions, Bách Kinh Xây Confessions,…)

– Các group “hóng hớt” drama (Lạc Sâu Bích, Bí Mật Showbiz,…)

– Các group phát triển bản thân (10 sự thật thú vị, Mỗi ngày 1 trang sách,…)

– Các group chuyên ngành (Tâm Sự Nghề Sales, Tâm Sự Con Sen,.Cộng đồng Digital Marketing Việt Nam, Cộng đồng BẤT ĐỘNG SẢN,…)

– Các group cộng đồng (Happynest (Cộng đồng yêu nhà đẹp), Ở nhà vui thấy bà, Đẹp Chanh Sả,…)

– Các câu chuyện về doanh nghiệp, câu chuyện về thành công:.bài giới thiệu trong website của doanh nghiệp, các bài báo lớn nói về doanh nghiệp,…

– Các quảng cáo xuất hiện trong website báo chí, trang truyện online,…

Storytelling có thể lấy từ nhiều nguồn và ở khắp nơi

Storytelling có thể lấy từ nhiều nguồn và ở khắp nơi

Storytelling có thể lấy từ nhiều nguồn và ở khắp nơi

Storytelling thường được thể hiện thông qua định dạng gì?

#1. Data Storytelling – Kể chuyện thông qua số liệu

Data Storytelling là việc kể chuyện thông qua những con số hoặc chữ để tạo ra thông tin quan trọng,.cung cấp đầy đủ cho khách hàng mục tiêu.nhưng phải có cốt truyện rõ ràng để tránh sự nhàm chán cho người đọc.

Phương pháp này giúp bỏ đi lớp áo khô khan bên ngoài của những chữ số.và mặc lên nó một bộ trang phục thú vị hơn qua góc độ của người kể chuyện là doanh nghiệp.

Data Storytelling - Kể chuyện thông qua số liệu

Data Storytelling – Kể chuyện thông qua số liệu

#2. Visual Storytelling – Kể chuyện thông qua hình ảnh

Trong thời buổi hiện nay, việc xem video clip hay các hình ảnh đang rất phổ biến.vì tình tiết kiệm thời gian và sự sinh động của nó. Đó là lí do Visual Storytelling đang ngày càng phát triển.trong các chiến dịch truyền thông.

Thông qua việc kể chuyện bằng hình ảnh hoặc video đầy màu sắc và cuốn hút bởi kĩ thuật đồ hoạ và edit hiện đại. Sự tiếp nhận thông tin ngày càng mang tính nghệ thuật, chân thực hơn cũng như thu hút được lượng người xem ngày càng nhiều hơn.

Câu chuyện của doanh nghiệp từ đó được tiếp cận với khán giả.một cách dễ dàng và nhận được nhiều phản hồi từ khách hàng.

Lego kể lại câu chuyện thành lập thương hiệu thông qua những thước phim hoạt hình (Visual Storytelling - kể chuyện bằng hình ảnh)

Lego kể lại câu chuyện thành lập thương hiệu.thông qua những thước phim hoạt hình 

Trong Storytelling có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản?

#1. Glue – Keo dán

“Keo dán” ở đây chính là sự kết nối thông điệp Marketing.mà thương hiệu muốn gửi gắm với sự tin tưởng của khách hàng. Nghĩa là, những thông điệp mà anh chị.đưa vào trong câu chuyện không được trái với niềm tin của khách hàng. Muốn có được “keo dán” này thì điều quan trọng nhất phải là.nghiên cứu tâm lý và quan điểm sống của khách hàng thật kỹ lưỡng.

Thông điệp của thương hiệu phải có kết nối với niềm tin của khách hàng

Thông điệp của thương hiệu phải có kết nối với niềm tin của khách hàng

#2. Reward – Phần thưởng

Khi đọc một câu chuyện hay xem một bộ phim,.đa số chúng ta.luôn muốn nhìn thấy “happy ending” – một cái kết có hậu. Và câu chuyện trong Storytelling cũng nên như vậy.

Anh chị cần phải cho khách hàng.biết được sau khi xem câu chuyện đó sẽ nhận được “phần thưởng” gì: có nhận được sự thành công.khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ như nhân vật chính trong truyện hay không? “Phần thưởng” này sẽ mang đến.cho.khách hàng động lực để sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu.

#3. Emotion – Cảm xúc

Một khi cảm xúc đã được kết nối,.thương hiệu sẽ có chỗ đứng trong tâm trí của khách hàng. Những câu chuyện đánh đúng vào tâm lý của họ luôn tạo ra sự ấn tượng mạnh mẽ.

Cũng giống như nguyên tắc Glue, tìm hiểu tâm tư khách hàng, những thứ khiến.cho khách hàng xúc động để xây dựng câu chuyện sẽ tác động đến tình cảm tận sâu trong lòng họ.

Cảm xúc sẽ làm cho câu chuyện trở nên lôi cuốn và đọng lại được trong lòng người tiếp nhận

Cảm xúc sẽ làm cho câu chuyện trở nên lôi cuốn và đọng lại được trong lòng người tiếp nhận

#4. Authentic – Chân thật

Yếu tố chân thật sẽ giúp cho câu chuyện tăng sức thuyết phục. Vì thế, câu chuyện nên có hoặc dựa trên những sự kiện có thật,.hay các yếu tố,.lợi ích khi sử dụng sản phẩm dịch vụ cũng phải đúng với thực tế.

Như vậy tính thuyết phục mới chuyển thành sự tin tưởng vào thương hiệu của anh chị hơn. Đừng chú ý đến cái kết có hậu quá nhiều mà quên đi tính chân thật của thương hiệu.

#5. Target – Mục tiêu

Mỗi thể loại văn học hay phim ảnh sẽ có một đối tượng cụ thể yêu thích. Ví dụ như các bạn nam thường có xu hướng thích xem phim hành động, siêu anh hùng.còn những bạn nữ thường hay xem phim tình cảm, hài hước.

Vì vậy việc xác định được đối tượng, mục tiêu cụ thể.cho câu chuyện hướng đến thu hút cần phải chính xác. Một câu chuyện không nên nhắm vào quá nhiều mục tiêu,.trừ phi nó hay một cách xuất sắc.

Cần xác định chính xác mục tiêu mà câu chuyện hướng đến

Cần xác định chính xác mục tiêu mà câu chuyện hướng đến

Kết luận

Storytelling là một trong những phương thức hiệu quả cho chiến dịch Marketing mà các doanh nghiệp không nên bỏ lỡ. Để xây dựng những Content Storytelling chất lượng cần đòi hỏi sự tinh tế, chân thực cùng các yếu tố kể trên. Viết Content Storytelling không khó, nhưng viết hay mới khó.

Mỗi người có một văn phong riêng, có cách viết, cách dẫn dắt mạch truyện riêng,.nhưng quan trọng là làm sao để tất cả những thứ mà anh chị có trở nên độc đáo và hấp dẫn nhất. Hy vọng những chia sẻ về Storytelling trong bài viết sẽ khơi gợi.sự sáng tạo giúp thương hiệu của anh chị bước đi trên ánh sáng của thành công nhé.

(Nguồn: Tổng hợp)

Tìm hiểu thêm những nội dung liên quan khác:

Storytelling Marketing – BÍ QUYẾT sử dụng Storytelling Marketing trong bất động sản

Content – Thế nào là content marketing? Cập nhật 45 xu hướng viết content thu hút

Social Media Marketing – Social Media Marketing và BÍ QUYẾT sử dụng hiệu quả cho người mới