Nghệ thuật kể chuyện (Storytelling) là công cụ tuyệt vời trong marketing, kích thích đồng thời cảm xúc, trí tưởng tượng của người kể chuyện và khán giả. Hình thức marketing này chưa bao giờ “lỗi mốt” trong lĩnh vực bất động sản để truyền đạt giá trị sản phẩm từ doanh nghiệp đến khách hàng.
Mục Lục
1.Nghệ thuật kể chuyện là gì?
Theo định nghĩa trong từ điển Cambridge thì Storytelling có nghĩa là hành động viết, kể hoặc đọc truyện, hay có thể gọi là “nghệ thuật kể chuyện”. Hiện nay, có không ít các doanh nghiệp áp dụng nghệ thuật kể chuyện để quảng bá thương hiệu của chính mình.
Dễ dàng nhận thấy, một câu chuyện thú vị, sáng tạo sẽ giúp lan truyền cảm hứng, dẫn dắt khách hàng bước vào cuộc hành trình khám phá dòng cảm xúc của chính mình. Và đó chính là thời điểm “vàng” thuyết phục khách hàng đến với mình.
Vì thế, việc lồng ghép câu chuyện sản phẩm bằng nghệ thuật kể chuyện giờ đây không còn xa lạ với các thương hiệu. Không những là một chiến lược viral quan trọng. Ngoài tác động tới cảm xúc khách hàng nó còn là phương thức quan trọng để xây dựng và phát triển thương hiệu.
Storytelling marketing là hình thức khá quen thuộc với các thương hiệu
Nhờ nghệ thuật kể chuyện, một chiến dịch marketing có thể tác động tới cảm xúc và giúp nhóm khách hàng mục tiêu hiểu được những giá trị mà marketer muốn tạo ra.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là từ sự bùng nổ của mạng xã hội như Facebook, Zalo…, vai trò kể chuyện đã thay đổi rõ rệt.
2.Nghệ thuật kể chuyện trong marketing bất động sản – tại sao không?
Câu chuyện thương hiệu không còn là một trào lưu, mà đã trở thành một xu thế phát triển không thể đảo ngược được ứng dụng trong lĩnh vực bất động sản và các hoạt động marketing bán hàng.
Khi các vấn đề như tài chính, nguồn thông tin… không còn là rào cản, người tiêu dùng dễ rơi vào trạng thái thiếu là động lực, khao khát để sở hữu sản phẩm đó. Lúc này, vai trò của nghệ thuật chuyện càng trở nên quan trọng trong vấn đề tạo cảm xúc cho khách hàng.
Đó cũng là thách thức với các nhà marketing bất động sản hiện nay, bởi kể được một câu chuyện thú vị đã khó, tính chính xác. Đồng thời cộng hưởng tầm nhìn, sứ mệnh và thông điệp của thương hiệu qua cách truyền tải gần gũi như trò chuyện với người tiêu dùng lại càng khó hơn.
Nghệ thuật kể chuyện thành công là phải truyền tải được thông điệp của thương hiệu
Ghi nhận thực tế trên thị trường hiện nay, có khá nhiều đơn vị đã nghiên cứu và áp dụng khá thành công nghệ thuật kể chuyện trong marketing bất động sản. Chẳng hạn như câu chuyện video viral “Vì em xứng đáng” của Hải Phát Land.
Đi cùng solgan “V3 Prime – Chúng tôi nỗ lực, vì bạn xứng đáng!”, yếu tố hài hước và cảm xúc hòa trộn, câu chuyện có sức hút và nhận được nhiều sự đồng cảm từ người xem. Video đến tháng 8/2018 đạt 684.377 lượt xem, 3.800 người thích với 80% bình luận tích cực, một con số khá ấn tượng.
3.Nghệ thuật kể chuyện trong marketing bất động sản – Cần phải làm thế nào?
3.1.Kết nối cảm xúc
“Gã trẻ” marketing bất động sản cũng chuộng nghệ thuật kể chuyện, bởi nét duyên dáng rất riêng. Không chỉ kể một câu chuyện thú vị nó còn kết nối cảm xúc và đồng thời cộng hưởng tầm nhìn, sứ mệnh và thông điệp của thương hiệu qua cách truyền tải gần gũi như trò chuyện với người tiêu dùng.
Marketing bất động sản suy nghĩ về đối tượng mục tiêu và tạo ra một câu chuyện tiếp thị truyền cảm hứng hoặc giải trí phục vụ lợi ích khách hàng.
Tập trung và dẫn dắt khách hàng là nhiệm vụ của câu chuyện tiếp thị
Tập trung vào những điều quan trọng nhất và kể.những câu chuyện xung quanh sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên lưu ý rằng, nghệ thuật kể chuyện trong.marketing bất động sản có những đặc thù riêng.
Trong marketing bất động sản, kể chuyện là chiến lược tiếp thị sử dụng kết hợp văn bản, video, bài đăng….Trên phương tiện truyền thông xã hội, website, email, blog, bản.tin điện tử, video và phương tiện truyền thông cá nhân
3.2.Tạo được “điểm chạm”
Chúng ta cần kể một câu chuyện bao quát về sản phẩm bất động sản hấp dẫn, nắm bắt được cảm xúc của khách hàng tiềm năng và chân thực hơn với các hình thức quảng cáo và tiếp thị truyền thống.
Bởi vậy, không giống những sản phẩm khác, muốn thành công, bắt.buộc phải tạo được cảm giác người mua nhà thấy mình trong đó. Hay thường gọi đó là “điểm chạm” của phương pháp này.
Người có nhu cầu mua bất động sản nhìn thấy mình trong câu chuyện về giao thông, trường học một ngôi nhà khởi đầu cuộc sống mới… thông qua câu chuyện được kể.
Vì thế hãy xác định câu chuyện đằng.sau sản phẩm bất động sản như lịch sử vùng miền, những tính năng độc đáo… Quan trọng, hãy gợi lên cảm xúc…
3.3.Kết nối thông điệp
Câu chuyện cảm xúc dễ tìm được đồng cảm và kích thích.khách hàng tự hỏi những câu như: “Cảm giác như thế nào khi sống tại đây?”, “Mình sẽ có vườn rau hay vườn hoa ở ban công nhỉ?”. Từ đó kích thích ham muốn sở hữu.
Cũng có thể sử dụng sức mạnh của những “nhân vật phản diện”. Ví dụ mua dự án này tuy trong nội đô thường xuyên gặp phải những vấn đề như ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi….Nhưng “tiết kiệm thời gian, tiền bạc di chuyển, tăng chất lượng cuộc sống”.
Kết nối với thông điệp cũng là nhiệm vụ quan trọng của nghệ thuật kể chuyện
Ngôi nhà nằm ngoại ô diện tích đất rộng lớn, thích hợp lối sống chậm.lại và tận hưởng sự yên bình và yên tĩnh của thiên nhiên. Nhưng “kẻ thù” sẽ là xa trung tâm hay những tiện ích chưa đầy đủ.
Để thành công, nghệ thuật kể chuyện còn phụ thuộc những nguyên tắc cơ bản như sự kết nối thông điệp marketing. Kết nối cảm xúc với người nghe bằng lòng tin và sự thật qua một câu chuyện đáng tin.
4.Lợi ích của nghệ thuật kể chuyện
Không phải tự nhiên mà hiện nay các doanh nghiệp đều áp dụng hình thức kể chuyện để quảng bá thương hiệu. Những lợi ích bất ngờ của việc chọn đúng phương pháp marketing này là gì?
4.1.Tỏa sáng thương hiệu
Thông qua những câu chuyện mà doanh nghiệp kể có thể thể hiện.được phần nào tính cách, hướng đi của doanh nghiệp. Những nét độc đáo, riêng biệt là sẽ thứ khiến khách hàng.tìm đến và nhớ đến thương hiệu dài lâu hơn.
4.2.Thiết lập vị trí dẫn đầu
Biết sử dụng nghệ thuật kể chuyện đúng cách sẽ giúp doanh.nghiệp tạo dựng được một vị trí vững chắc trên thương trường. Đặc biệt trong thời buổi công nghệ hiện đại phát triển như hiện nay.
Khi ngoài kia có rất nhiều các phương tiện truyền thông trực.tuyến có thể tận dụng được để quảng bá thương hiệu. Thay vì những câu quảng cáo đơn giản, kể chuyện nghệ thuật sẽ dễ dẫn dắt người xem hơn nhiều.
Nghệ thuật kể chuyện phải dẫn dắt được người đọc cuốn vào câu chuyện
4.3.Đánh trúng vào tâm lý khách hàng
Với những câu chuyện dựa trên sự việc, chi tiết.có thật tạo được cảm xúc hiệu quả nhất. Chúng ta càng đặt được nhiều cảm xúc vào câu chuyện, người đọc sẽ càng.dễ cảm nhận được và đồng cảm với điều đó. Hãy chân thật, hãy thực tế để đạt được hiệu quả bất ngờ.
4.4.Duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới
Kể chuyện cũng là cách giúp doanh nghiệp duy trì được lượng khách hàng cũ của mình. Thông qua những câu chuyện thực tế, khách hàng sẽ cảm nhận như chính mình trải nghiệm.
Đặc biệt là với những câu chuyện gần gũi với khách hàng. Những câu chuyện độc đáo cũng là điều thu hút người mới tìm đến chúng ta.
Xây dựng câu chuyện thương hiệu độc đáo sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định thương hiệu
Thông qua nội dung được cung cấp trên đây, hi vọng đã cung cấp được cái nhìn tổng quan về nghệ thuật kể chuyện. Đây là một hình thức làm marketing tuy không mới nhưng có hiệu quả cực kỳ cao. Giúp chạm đến cảm xúc của khách hàng bằng những giá trị thật nhất
Rất nhiều nhãn hàng, thương hiệu đã vực dậy thành công bằng cách.tạo ra được những câu chuyện chạm đến cảm xúc của khách hàng. Hi vọng các doanh nghiệp có thể áp dụng thành công hình thức này vào chiến lược marketing của mình trong tương lai.
(Nguồn: Báo đầu tư bất động sản)
»Xem thêm các bài viết liên quan khác:
– Content – Thế nào là content marketing? Cập nhật 45 xu hướng viết content thu hút
– Quy trình Marketing – Xu hướng xây dựng quy trình marketing hiệu quả nhất năm 2022
– Social Media Marketing – Social Media Marketing và BÍ QUYẾT sử dụng hiệu quả cho người mới