Văn hóa doanh nghiệp – Nền tảng giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh

 “Văn hoá doanh nghiệp là lợi thế cạnh tranh bền vững duy nhất hoàn toàn chịu sự kiểm soát của nhà quản trị”. – David Cummings 

Có thể xem doanh nghiệp như một con người. Phần tính cách, phẩm chất của người đó được thể hiện qua văn hóa. Một doanh nghiệp phát triển bền vững chính là nhờ có văn hóa tốt. Vậy, làm sao để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh. Anh chị hãy xem ngay vài viết dưới đây.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Đầu tiên, hãy tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. (Trích: https://luatvietnam.vn/)

Văn hóa doanh nghiệp được hiểu như “phong cách” hoặc mô hình quản lý trong một tổ chức. Nó sẽ quyết định độ khó trong việc trao đổi và truyền đạt giữa các cấp bậc nhân viên. Cũng như cách nhân sự công ty xử lý công việc với khách hàng và đối tác.

Văn hoá công ty bao gồm các yếu tố: môi trường làm việc, sứ mệnh, giá trị và đạo đức, những kỳ vọng và những mục tiêu chung.

Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Xây dựng và duy trì văn hóa công ty là điều vô cùng cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Nhân viên sẽ tận hưởng công việc nhiều hơn khi nhu cầu và giá trị quan của họ được công ty đáp ứng.

Sẽ thật tồi tệ nếu mỗi ngày phải làm việc với những người luôn trễ hẹn, trong khi anh chị là người rất tôn trọng giờ giấc. Nếu đồng nghiệp cũng giống như anh chị, đều biết “chia” công, “xẻ” việc, hỗ trợ nhau.thì sẽ thật tuyệt vời.

Từ những cá nhân, doanh nghiệp hình thành nên văn hoá. Khi nó đủ mạnh sẽ tự động “đào thải” những người không phù hợp. Nếu không có sự sàng lọc kỹ về nhân sự và không chủ động xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Thì nó sẽ tự phát sinh ra những “văn hoá xấu”, và trở thành một “căn bệnh mãn tính”. Chẳng hạn: Nói xấu sau lưng, bắt nạt, quấy rối, đổ lỗi, chán việc… Đây là những “văn hoá xấu” làm đau đầu nhiều nhà quản trị trong thời buổi hiện tại. 

Văn hoá của tổ chức vững mạnh sẽ thúc đẩy doanh số

Văn hóa của một tổ chức được đào tạo bài bản sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhân viên. Từ hành vi, cách ứng xử, cách quản lý, cách giao tiếp, đến việc đối đãi với người khác của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.

Khi văn hoá được giải quyết và ổn định, sẽ giúp nâng cao sự thấu hiểu, kết nối nhân viên, các bộ phận, phòng ban trong công ty. Giảm thiểu sự đào thải, tuyển dụng vô bổ. Những dự án bị “kéo dài hơi” do thiếu nhân lực và thời gian cũng sẽ không còn. 

Song đó, văn hoá vững chắc sẽ tạo ra một môi trường làm việc, cạnh tranh lành mạnh. Tất cả nhân viên công ty sẽ cảm thấy có động lực, hứng thú hơn với công việc của mình hơn.

Điều này cũng trở thành một trong những yếu tố góp phần nâng cao ý thức đạt chỉ tiêu, bứt phá về doanh số cho doanh nghiệp.

Văn hóa của tổ chức giúp hoạt động làm việc của nhân viên diễn ra tốt hơn

Văn hóa của tổ chức giúp hoạt động làm việc của nhân viên diễn ra tốt hơn

Các vấn đề văn hóa quan trọng nhiều doanh nghiệp đang bỏ sót

Những doanh nghiệp đang thiếu sót khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải thực hiện những điều sau:

– Định hướng phát triển văn hóa một cách rõ ràng

– Sắp xếp, quản lý văn hóa đó.

– Đưa ra các kế hoạch dự án phát triển nền văn hóa để có thể đạt được những kết quả mong muốn.

– Tạo ra những bước đệm văn hóa trong thời kỳ chuyển đổi.

Văn hóa vững chắc sẽ tạo ra một nhóm với các thành viên có cùng tư tưởng, tính cách. Họ sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn để xây dựng văn hóa. Và là yếu tố để thu hút, giữ chân được người tài giỏi cho công ty. Đồng thời nâng cao những giá trị tốt đẹp của tổ chức và giúp củng cố điều đó thông qua những hoạt động vững chắc của doanh nghiệp.

Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

*Định hình doanh nghiệp của anh chị là gì?

Để có thể đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên ngôi nhà văn hóa cho doanh nghiệp. Nhà quản trị cần phải xác định rõ những qua trả lời những câu hỏi sau:

  • Tại sao doanh nghiệp của bạn ra đời?
  • Doanh nghiệp của bạn hướng tới những giá trị nào?
  • Doanh nghiệp của bạn muốn đạt được mục tiêu gì?

Như vậy, chỉ cần anh chị xác định rõ lý do tồn tại của doanh nghiệp. Cũng như xác định những giá trị và mục tiêu công ty hướng tới. Thì một nửa công việc xây dựng văn hóa đã hoàn thành.

Làm cách nào để giữ văn hóa doanh nghiệp phát triển bền vững. Nội dung sẽ có ngay sau đây:

định hình mục tiêu của công ty là gì để

5 cách để giúp phát triển văn hóa công ty trong thời đại mới

#1.Siết chặt quy trình tuyển dụng 

Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo duy trì văn hóa doanh nghiệp. Chính là nghiêm khắc trong vấn đề tuyển dụng và đào tạo. Khâu này phải làm việc kỹ càng hơn để chắc chắn nguồn nhân lực mới là những người có đủ phẩm chất, kỹ năng,.đáp ứng tối thiểu những yêu cầu cơ bản được đưa ra. Và hơn hết, họ phải là những nhân viên phù hợp với mục tiêu, chính sách phát triển mà doanh nghiệp đề ra. 

Vì giá trị cốt lõi của doanh nghiệp luôn được ví như một bức tranh lớn. Ở đó, mối quan hệ của cấp trên và cấp dưới.hay của từng cá thể đều được sắp xếp, kết nối một cách hợp lý lại với nhau, tạo ra một tổng thể trọn vẹn, vừa vặn. Nếu như có một mảnh ghép quá lớn hoặc quá bé thì sẽ không thể hoàn thiện bức tranh đó được. 

#2.Củng cố giá trị doanh nghiệp

Một công ty phát triển dù là đi theo hướng nào, bằng phương pháp gì. Thì việc liên tục củng cố các giá trị và tăng cường nhiệm vụ mỗi ngày.hay trong quá trình tuyển dụng cũng đều rất quan trọng. 

Khi tạo ra các mục tiêu, các giá trị có thể tiếp cận được và nhìn thấy được.thông qua các hoạt động văn phòng thường ngày sẽ giúp khuyến khích tinh thần, tạo động lực phấn đấu cho nhân viên. Hãy luôn nói cho họ biết về mục tiêu ngắn – dài hạn của công ty là gì. Giúp họ có sự tiếp cận và chuẩn bị đúng đắn nhất cho các dự án quan trọng sắp tới. 

Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp cũng cố các giá trị của công ty

Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp cũng cố các giá trị của công ty

#3.Thấu hiểu, công nhận nhân viên

Cách tốt nhất duy trì văn hóa doanh nghiệp là đặt ở nơi mà mỗi nhân viên có thể nhìn thấy và tiếp nhận nó một cách tự nhiên mỗi ngày.

Đó là lý do vì sao các ban lãnh đạo nên thường xuyên khen thưởng đối với các nhân viên có thành tích tốt, động viên, khích lệ những ai còn chưa tốt bởi điều này sẽ giúp họ cảm thấy sự cố gắng của bản thân được coi trọng, từ đó họ sẽ muốn gắn bó lâu dài hơn với công ty. 

Nói thì dễ nhưng trên thực tế, đây là cả một quá trình cần nhiều thời gian lắng nghe, thấu hiểu, tương tác, chia sẻ với nhau giữa cấp trên, cấp dưới. Cuối cùng, quả ngọt cho những nỗ lực là tạo ra được mắt xích kết nối mạnh mẽ và duy trì văn hóa tốt đẹp của công ty. 

#4.Tích cực lắng nghe và phản hồi

Một công ty đang phát triển sẽ luôn cần lắng nghe và ghi nhận những đóng góp từ nhân viên cấp dưới. Khi doanh nghiệp dần dần trở nên lớn mạnh hơn, đây sẽ là một trong những yếu tố then chốt để doanh nghiệp nhận ra những thiếu sót. Tìm ra những điểm chưa tốt trong công tác quản trị, cũng như vận hành công ty.

Từ đó, giúp các nhà lãnh đạo thay đổi, sửa chữa kịp thời. Góp phần khiến cho doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn nữa.

Lắng nghe những điều nhân viên mong muốn cũng là giúp phát triển văn hóa công ty

Lắng nghe những điều nhân viên mong muốn cũng là giúp phát triển văn hóa công ty

#5.Phát huy những điều tốt vốn có

Để gìn giữ văn hóa doanh nghiệp theo tiêu chí hòa nhập nhưng không hòa tan. Các nhà quản trị nên tạo ra môi trường làm việc giúp nhân viên có cơ hội phát huy những hoạt động truyền thống của công ty. 

Đây là một hình thức kế thừa tinh thần trong công tác quản trị từ xa xưa. Bởi vì văn hóa truyền thống mới là thứ phản ánh phần nào sự riêng biệt, độc đáo của một doanh nghiệp.

Trên đây là những điều cơ bản về việc xây dựng văn hóa của tổ chức. Chắc chắn sẽ giúp ích được cho doanh nghiệp của anh chị phát triển nguồn nhân lực vững mạnh hơn.

(Nguồn: Tổng hợp)

>Tìm hiểu những nội dung khác vế quản lý doanh nghiệp:

Quản lý nhân sự – 10 giải pháp quản lý nhân sự HIỆU QUẢ doanh nghiệp cần biết năm 2022

Kỹ năng nhân sự – 15+kỹ năng quản lý nhân sự giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài

Quản lý nhân viên cấp dưới – Các Leader cần làm gì để quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả?