Ngày nay, với vai trò là một marketer trong thời đại mới. Chắc hẳn chúng ta luôn hướng chiến dịch marketing của mình về phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng trước khi bắt tay vào làm social media, chúng ta cần hiểu rõ Social media marketing là gì?
Mục Lục
1.Social media marketing là gì?
Tiếp thị truyền thông xã hội (Social media marketing) là việc sử dụng các nền tảng và trang web truyền thông xã hội để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.
Mặc dù nội dung là tâm điểm của content marketing và social media marketing, tuy nhiên hai loại hình tiếp thị này là khác nhau.
Social media marketing là xu hướng nổi bật hiện nay
2.Mục tiêu của social media marketing
Social media marketing thường có xu hướng tập trung vào hai mục tiêu chính là tăng nhận thức về thương hiệu, tạo ra hoạt động và thảo luận xung quanh. Giúp nâng cao mối quan hệ, giữ chân khách hàng, tăng sự hài lòng và trung thành.
Ngược lại với content marketing, mục tiêu của social media marketing tập trung nhiều hơn vào việc tạo nhu cầu cho khách hàng.
Thực tế, content marketing và social media marketing có rất nhiều sự đan xen lẫn nhau. Là một marketer, chúng ta cần linh hoạt xử lý sự chồng chéo đó trong quá trình làm việc. Sao cho giữa chúng có sự hòa hợp và bổ trợ lẫn nhau.
3.Lợi ích của social media marketing là gì?
Social media marketing có thể mang lại một số lợi ích chính như sau:
–Nâng cao nhận thức về thương hiệu:
+ Bằng cách chia sẻ tin tức, nội dung và thông tin sản phẩm một cách minh bạch, nhất quán trên các phương tiện truyền thông xã hội phù hợp. Doanh nghiệp có thể cải thiện nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
+ Bên cạnh đó, social media marketing cũng giúp tăng lòng trung thành với những người đã có ấn tượng với thương hiệu của doanh nghiệp.
Social media giúp kết nối giữa khách hàng ở khắp mọi nơi và doanh nghiệp
–Kết nối với khách hàng:
+ Đặc điểm của phương tiện truyền thông xã hội là cho phép tương tác hai chiều. Có thể giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng dù họ ở bất kỳ đâu.
Thứ nhất, ở cấp độ cơ bản, việc tương tác hai chiều thể hiện qua lượt thích, bình luận, theo dõi, nhận xét,…
Thứ hai, ở cấp độ sâu hơn, thông qua những nội dung doanh nghiệp chia sẻ, khách hàng sẽ cảm thấy được gắn kết với thương hiệu và sản phẩm hơn.
-Tăng lưu lượng truy cập trang web:
+ Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tăng lượt truy cập từ khách hàng thông qua đường link trang web được đính kèm trong bài đăng trên social media.
+ Song song với việc tăng lưu lượng truy cập trang web, social media còn hỗ trợ tác động tích cực đến SEO.
Mạng xã hội là đại diện tiêu biểu cho Social media marketing
4.Hướng dẫn thực hành marketing thông qua social media
4.1 Đặt mục tiêu tiếp thị truyền thông xã hội
Nếu không đặt ra mục tiêu, chúng ta sẽ rất khó để biết được rằng chiến dịch marketing mà công ty đang thực hiện có ý nghĩa và đem lại hiệu quả hay không.
Mỗi công ty sẽ có mục tiêu tiếp thị truyền thông xã hội khác nhau dựa vào ngành kinh doanh, chiến lược phát triển, thời điểm, nền tảng social media,…
Các mục tiêu hàng đầu mà social media marketers thường hướng tới là:
-Tăng nhận thức về thương hiệu
-Tăng sự tham gia của cộng đồng và gắn kết.
-Tăng số lượt nhấp vào trang web thương hiệu
Lưu ý khi đặt mục tiêu tiếp thị truyền thông xã hội, doanh nghiệp cũng nên dựa trên cách đặt mục tiêu marketing trong kế hoạch tổng thể, đó là sử dụng nguyên tắc SMART quen thuộc:
Quy tắc SMART trong Social media marketing
4.2 Hiểu khách hàng mục tiêu
Trên phương tiện truyền thông xã hội, hiểu biết về khách hàng mục tiêu là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu.
Doanh nghiệp càng hiểu rõ khách hàng của mình thì càng có khả năng kết nối mạnh mẽ với họ. Ngay cả khi doanh nghiệp đã chia sẻ rất nhiều nội dung có giá trị. Nhưng nếu không có sự tương tác từ đối tượng mục tiêu, các hoạt động tiếp thị trên social media dường như là vô nghĩa.
Hãy đơn giản hóa bằng cách sử dụng 5W1H:
Quy tắc 5W1H trong Social media marketing
–Who are they? (Họ là ai?)
Ví dụ: chức danh công việc, tuổi, giới tính, tiền lương, địa điểm.
–What are they interested in that you can provide? (Họ quan tâm đến những gì bạn có thể cung cấp?)
Ví dụ: nội dung giáo dục, sản phẩm mới, giải trí, case studies.
–Where do they usually hang out online? (Họ thường truy cập ở đâu?)
Ví dụ: Facebook, Instagram, Linkedin, Tiktok, Youtube, Zalo.
–When do they look for the type of content you can provide? (Khi nào họ tìm kiếm loại nội dung bạn có thể cung cấp?)
Ví dụ: cuối tuần, giờ nghỉ giải lao buổi trưa, đầu giờ làm việc buổi sáng, buổi tối trước khi đi ngủ.
-Why do they consume the content? (Tại sao họ tiêu thụ nội dung?)
Ví dụ: để có kiến thức tốt hơn, để khỏe mạnh hơn, để cập nhật tin tức mới.
-How do they consume the content? (Làm thế nào để họ tiêu thụ nội dung?)
Ví dụ: đọc blog, đọc dòng trạng thái trên News Feed, xem video.
4.3 Chọn nền tảng social media phù hợp
Sau khi đặt mục tiêu tiếp thị và xác định khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo của chiến lược này là lựa chọn nền tảng social media phù hợp với doanh nghiệp.
Thế giới phương tiện truyền thông xã hội có quá nhiều nền tảng, vì thời gian là ngắn và nguồn lực bị hạn chế, chúng ta không thể thực hiện marketing trên tất cả nền tảng được.
Doanh nghiệp nên đề ra mục tiêu rõ ràng để khai thác tốt Social media marketing
Tuy nhiên, thông thường chúng ta sẽ không chỉ sử dụng một nền tảng social media duy nhất và dĩ nhiên khách hàng cũng vậy. Hãy nghiên cứu xem khách hàng thường hoạt động trên các nền tảng phổ biến nào, sau đó chúng ta sẽ có chiến dịch tham gia để dễ dàng kết nối.
Ví dụ: Linkedin phù hợp với các tương tác B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), trong khi Facebook hay Instagram phù hợp với các tương tác B2C (doanh nghiệp với khách hàng).
5.Các nền tảng social media phổ biến để marketing tại Việt Nam
Có vô số nền tảng social media được mọi người sử dụng cho các mục đích khác nhau. Tuy nhiên, xét về mức độ phổ biến để doanh nghiệp có thể tận dụng nhằm thực hiện các hoạt động marketing.
Tại Việt Nam có 6 nền tảng phổ biến bao gồm Facebook, Youtube, Linkedin, Instagram, Zalo và Tiktok. Doanh nghiệp nên tìm hiểu thêm về mỗi nền tảng và tham gia để tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình.
5.1.Facebook
Facebook là trang web social media lớn nhất thế giới với hơn 2,32 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
Nền tảng này có hơn 65 triệu doanh nghiệp sử dụng Facebook Pages và hơn 6 triệu nhà quảng cáo (advertisers) tích cực quảng bá doanh nghiệp của họ.
Tại Việt Nam, số lượng người hoạt động hàng tháng ước tính khoảng 50- 60 triệu. Con số này được ước lượng dựa trên vị trí quảng cáo. Các tiêu chí nhắm mục tiêu mà doanh nghiệp đã chọn, dữ liệu về vị trí, các thông tin về hành vi và nhân khẩu học của người dùng Facebook.
Facebook là ứng dụng hàng đầu của Social media marketing
Bên cạnh đó, quảng cáo trên Facebook là cách tốt giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả.
Với sự hiểu biết chi tiết về khách hàng, doanh nghiệp có thể chọn đối tượng dựa trên nhân khẩu học, thiết bị, độ tuổi, sở thích và nhiều đặc điểm khác.
Trong một thử nghiệm của HubSpot, nội dung được phân phối qua Facebook Messenger có tỷ lệ mở lên tới 80% và tỷ lệ nhấp là 13%; còn email chỉ có tỷ lệ mở là 33% và tỷ lệ nhấp là 2,1%.
5.2.Youtube
Youtube không xa lạ với người dùng internet, đặc biệt là tại Việt Nam.
Là nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới, Youtube có hơn 1,9 tỷ người dùng đăng nhập mỗi tháng. Mỗi ngày, mọi người xem hơn một tỷ giờ video và tạo ra hàng tỷ lượt xem.
Youtube cũng là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai thế giới (sau Google). Điều đó có nghĩa là, nếu doanh nghiệp muốn thương hiệu của mình xuất hiện nhiều hơn trên YouTube, chúng ta cần tìm hiểu sâu về Youtube SEO.
Youtube cũng là một nền tảng khá mạnh hiện nay
Doanh nghiệp có thể tạo một kênh Youtube cho thương hiệu của mình và tải video lên. Khán giả sẽ xem, thích, bình luận, chia sẻ video và đăng ký kênh. Ứng dụng cũng cho phép doanh nghiệp thực hiện quảng cáo trên nền tảng để tăng phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng.
5.3.Instagram
Instagram là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh và video trên mạng xã hội. Cho phép người dùng chia sẻ các nội dung như ảnh, video, Stories và video trực tiếp.
Tháng 6 năm 2018, Instagram đã ra mắt ứng dụng mới có tên IGTV được xây.dựng chủ yếu cho điện thoại thông minh, vì vậy video có chiều dọc với kích thước toàn màn hình.
Ngoài ra, các video không bị giới hạn trong một phút như Instagram. Thay vào đó, mỗi video có thể dài đến một giờ.
Với các nổi trội Instagram hiện là công cụ tốt cho Social media marketing
Trên Instagram, chúng ta có thể chuyển trang cá nhân thành.trang kinh doanh để có quyền truy cập vào các tính năng dành cho doanh nghiệp.
Với hiển thị ở định dạng rõ nét và trải nghiệm liền mạch, quảng cáo.trên Instagram có thể giúp thương hiệu của doanh nghiệp đến gần khách hàng hơn.
5.4.Zalo
Zalo là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên di.động và máy tính, được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.
Ứng dụng cũng cho phép mọi người cập nhật các dòng trạng thái.với nhiều tùy chọn màu sắc chữ, phông chữ và hình nền đa dạng trên trang cá nhân.
Tháng 5 năm 2018, ứng dụng này đã cán mốc 100.triệu người dùng, chủ yếu tài khoản hoạt động ở Việt Nam.
Zalo được hứa hẹn sẽ là nền tảng Social media marketing lớn tại Việt Nam
Mặc dù nền tảng quảng cáo còn khá sơ khai so với các nền tảng quảng cáo lớn trên thế giới như Facebook Ads hay Google Ads nhưng Zalo Ads cũng có thể là một lựa chọn tốt để doanh nghiệp bắt đầu thử nghiệm và tối ưu hóa.
Hiện nay, ngày càng nhiều cá nhân sử dụng Zalo cho nhiều mục đích liên quan đến công việc và cuộc sống. Bởi vậy, đây là tảng thú vị mà chúng ta nên tham gia để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
5.5.Tiktok
Tik Tok (còn được gọi là Douyin ở Trung Quốc) là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc, được ra mắt vào tháng 9 năm 2016.
Ứng dụng này cho phép người dùng sử dụng các bản nhạc, quay.các video ngắn (15 giây mỗi video với tài khoản thường) và chỉnh sửa chúng. Đồng thời, chúng ta có thể thêm các hiệu ứng.đặc biệt vào video nhằm làm người xem cảm thấy hấp dẫn, bắt mắt và bị lôi cuốn.
Nền tảng này đã từng bỏ qua Instagram, YouTube và Snapchat để.vươn lên là ứng dụng miễn phí hàng đầu trong App Store.
Tiktok là nền tảng nổi trội khai thác Social media marketing
Tháng 6 năm 2018, Tiktok đã đạt mốc 150 triệu người dùng hoạt động.hàng ngày (500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng). Đây cũng là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên thế giới trong quý đầu tiên năm 2018.
Với ước tính khoảng 45,8 triệu lượt tải xuống. Tiktok đã ghi dấu ấn với những con số cực kỳ ấn.tượng cho một nền tảng social media mới phát triển.
Tương tự như Facebook, Tiktok cung cấp một nền tảng quảng cáo.độc đáo hứa hẹn giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hiệu quả.
Trên đây là những thông tin cung cấp góc nhìn tổng quan về Social.Media Marketing và tầm quan trọng của social media trong chiến lược kinh doanh.
Hy vọng qua bài viết này, anh/chị đã tìm được lời giải đáp thoả đáng cho câu hỏi Social Media Marketing là gì? Và đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả hơn cho doanh nghiệp của mình trong tương lai.
(Nguồn: BetterGrowth)
»Xem thêm các bài viết liên quan khác:
– Content – Thế nào là content marketing? Cập nhật 45 xu hướng viết content thu hút
– Quy trình Marketing – Xu hướng xây dựng quy trình marketing hiệu quả nhất năm 2022