Khi một chiến dịch marketing được lên kế hoạch thực hiện, email chính là thứ đầu tiên cần gửi cho khách hàng tiềm năng để quảng cáo sản phẩm. Mặc dù đây là một phương thức khá quen thuộc.nhưng lại cực kì hữu ích trong các chiến dịch marketing. Bài viết sau đây sẽ cho anh chị một góc nhìn tổng quan về Email Marketing và lợi ích.mà loại hình này mang lại cho doanh nghiệp.
Mục Lục
Email marketing là gì?
Email Marketing là hình thức sử dụng thư điện tử (email) gửi đến khách hàng. Trong email này có chứa nội dung về thông tin, bán hàng, tiếp thị, giới thiệu về sản phẩm của doanh nghiệp.
Những khách hàng được gửi email là những người đã được doanh nghiệp tìm hiểu kỹ lưỡng.(khách hàng tiềm năng) để phân biệt với hình thức Spam Email (gửi email hàng loạt tới bất kì khách hàng nào). Và khách hàng có quyền từ chối nhận email.
Có nhiều người suy nghĩ rằng việc gửi email tiếp thị đã lỗi thời. Bởi vì họ chưa biết được tác dụng thực sự của Email Marketing, cũng như cho rằng,.việc marketing bằng quảng cáo trên mạng xã hội trong thời kì 4.0 này mới đem lại nhiều hiệu quả.
Ngày nay, Email Marketing là loại hình tiếp thị phổ biến được áp dụng bởi nhiều doanh nghiệp. Và bộ công cụ CRM Marketing đã tích hợp dịch vụ bán hàng.qua Email với nhiều tuỳ chỉnh tối ưu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chức năng của Email marketing
– Quản lí danh sách Email một cách rõ ràng,.cụ thể bằng việc phân loại theo địa lí, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp,…
– Theo dõi, báo cáo để anh chị có thể dễ dàng nắm được tỉ lệ email vào inbox, tỉ lệ mở email, tỉ lệ click,… cũng như biết được chi tiết tỉ lệ tương tác với khách hàng.
– Tự động hoá chiến dịch marketing bằng việc đặt lịch gửi email cụ thể.theo tuần hoặc theo tháng, chúng sẽ được gửi tới khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.
– Các mẫu email đa dạng với rất nhiều template chuyên nghiệp cho anh chị lựa chọn, tiết kiệm thời gian viết nội dung.
Lợi ích của email marketing
#1. Tối ưu chi phí quảng cáo
Email Marketing giúp tiết kiệm triệt để các chi phí thiết kế, chi phí vận chuyển,.chi phí thuê địa điểm so với hình thức quảng cáo truyền thống như làm banner, biển quảng cáo,… hay chạy ads trên các phương tiện truyền thông.
Các chiến dịch Email Marketing thường có thời gian diễn ra khá ngắn.(được tính theo tuần hoặc tháng), anh chị sẽ nhanh chóng chỉnh sửa được sai lầm trong chiến dịch nếu thấy nó không hiệu quả và chi phí cho các lỗi đó cũng sẽ được giảm đi.
Đối với những doanh nghiệp có ngân sách tương đối thì đây là.một lựa chọn lí tưởng trong việc gửi thông tin đến khách hàng tiềm năng.
#2. Thống kê chi tiết chiến dịch
Khi sử dụng hình thức tiếp thị này, hệ thống các công cụ đo lường.sẽ giúp thống kê được số lượng người click mở mail, số lượng click mail của khách hàng,.các tỉ lệ email vào inbox, mở email, click, tỉ lệ chuyển đổi.
Bằng cách đo lường, đánh giá thông qua các tỉ lệ trên, với số lượt click mail,.lượt tương tác và phần trăm mua hàng của người tiêu dùng. Giúp nắm bắt được thị hiếu của khách hàng để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.
#3. Hướng đúng khách hàng mục tiêu
Một khi khách hàng đồng ý nhận thông tin sản phẩm.thì chắc chắn họ đã quan tâm đến doanh nghiệp cũng như những gì anh chị cung cấp. Khả năng cao họ sẽ trở thành khách hàng tiềm năng.
Email Marketing sẽ là chiếc cầu nối cho khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Bằng việc tiếp cận khách hàng với một số lượng lớn trong một quy mô rộng khắp.(khoảng 3000 đến 5000 email), khách hàng sẽ nhận được thông tin một cách nhanh chóng nhất.
#4. Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Email Marketing giúp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp,.tạo dựng lòng tin cho khách hàng và tăng mối liên hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Việc gửi email đều đặn tới khách hàng giúp họ nâng cao nhận thức.về sản phẩm và dịch vụ của công ty, tìm hiểu được nhu cầu khách hàng thông qua các khảo sát trực tuyến.
Đặc biệt hơn, Email Marketing giúp anh chị nâng cao chất lượng dịch vụ,.tăng sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
#5. Tiếp cận được nhiều khách hàng với tốc độ cao
Chiến dịch truyền thông muốn đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ,.thông điệp được gửi kịp thời và đúng thời điểm sự kiện diễn ra. Không có kênh marketing nào có thể nhanh hơn bằng việc sử dụng.dịch vụ Email Marketing chuyên nghiệp để gửi thông điệp đến hàng nghìn khách hàng với tốc độ cao nhất.
Với tính năng Autoresponder, cho phép lên kế hoạch xây dựng chiến lược từ trước,.đặt lịch gửi email tự động cho khách hàng sau khi họ đăng kí điền form,.giúp tăng năng suất làm việc cũng như tính hiệu quả trong công việc.
Ai nên sử dụng email marketing?
Hầu hết các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp thị, bán hàng, quảng bá thương hiệu,.chăm sóc khách hàng hiện tại hay tìm khách hàng tiềm năng mới,.giới thiệu các chương trình khuyến mãi, ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới… đều phù hợp với Email Marketing. Nhưng trên hết, Email Marketing sẽ nhắm vào những nhóm người dùng.có thói quen sử dụng email nhiều hơn so với số đông.
#1. Nhóm người làm quảng cáo, marketing
Đối tượng thuộc lĩnh vực này có đặc thù là luôn phải trao công việc qua email,.subcribe rất nhiều những thông tin liên quan đến ngành nghề để bắt “trend” một cách kịp thời.
#2. Bảo hiểm
Hiện nay có rất nhiều loại hình bảo hiểm với nhiều mức giá khác nhau,.tuy nhiên điểm chung của chúng là đều có giá khá cao. Việc tiếp cận và khởi động ý thức mua hàng cần “mưa dầm thấm lâu” qua nhiều kênh. Và email cũng là một kênh hợp lí và cần thiết.
#3. Bất động sản
Đối với bất động sản – một lĩnh vực chứa đựng những sản phẩm đắt đỏ,.thì khách hàng tiềm năng thường có ngân sách lớn và thu nhập ổn định. Đây là nhóm khách hàng sử dụng email thường xuyên vì tính chất công việc.
#4. Tài chính
Với lĩnh vực tài chính, email marketing dùng để gửi thông tin đến khách hàng.quan tâm đến quản trị tài chính, gửi tiền tiết kiệm với các chương trình đặc biệt có những ưu đãi hấp dẫn.
#5. Du lịch/ nghỉ dưỡng
Phần đông những đối tượng tham gia du lịch/ nghỉ dưỡng là những người làm việc văn phòng, có dân trí cao. Họ sử dụng email thường xuyên cho mục đích.công việc và tìm kiếm những cơ hội trải nghiệm kiến thức du lịch.
#6. Du học/ giáo dục sau đại học
Anh chị sẽ dễ dàng tiếp cận nhóm đối tượng này vì họ có tri thức cao và sử dụng email thường xuyên,.gắn kết họ qua những email chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về các chương trình du học, học bổng, đào tạo sau đại học.
#7. Giáo dục trực tuyến
Khi dịch bệnh bùng phát, việc học online đã và đang trở thành xu hướng. Như là một phần không thể thiếu trong giáo dục và đào tạo. Các email được gửi đến người học thường là quảng bá những.khoá học có nhu cầu lớn như tiếng Anh, tiếng Hoa, Marekting, quản trị kinh doanh,…
#8. Thiết bị số
Những người kinh doanh thiết bị số như smartphone, laptop,… thường sẽ thu thập thông tin khách hàng qua hình thức trực tuyến. Và những khách hàng thuộc lĩnh vực này check mail cũng phổ biến hơn.
#9. Fitness, gym, yoga
Lĩnh vực này cũng nhắm đến đối tượng khách hàng là những người có thu nhập khá giả và thích chăm sóc cho bản thân và hầu như đơn vị chuyên nghiệp nào cũng có triển khai email marketing.
Các loại Email Marketing được dùng nhiều nhất
#1. Email sale
Email Sale là loại Email Marketing được sử dụng nhiều nhất bởi các doanh nghiệp. Giống như tên gọi của nó, email này dùng để bán hàng trực tiếp với chức năng như một phương tiện tương tác với khách hàng,.giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới đến khách hàng tiềm năng,.tăng doanh thu hay biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.
Email Sale sử dụng hiệu quả khi nào?
– Doanh nghiệp muốn tăng doanh thu: Thúc đẩy hoạt động kinh doanh bằng việc chuyển biến khách hàng tiềm năng thành khách mua hàng thực sự.
– Quảng bá chương trình ưu đãi: Email Sale sẽ giúp anh chị truyền tải thông tin chương trình khuyến mại và các sự kiện ưu đãi sắp diễn ra một cách sinh động nhất.
– Doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới: Ngoài việc giới thiệu, Marketing và bán hàng theo cách truyền thống thì anh chị có thể sử dụng.Email Sale như một hình thức đơn giản để chào bán sản phẩm một cách rõ ràng, chi tiết tới khách hàng mục tiêu.
#2. Email giao dịch
Sau khi thực hiện một giao dịch thành công tại doanh nghiệp, khách hàng sẽ được gửi một email giao dịch. Nội dung thường là hướng dẫn khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ hoàn tất hoặc xác nhận giao dịch đã thực hiện.
Email giao dịch hiệu quả cần có những gì?
– Tiêu đề email: tốt nhất nên dài từ 60 – 70 kí tự, chú trọng sự ngắn gọn và phải liên quan đến nội dung muốn gửi đến khách hàng.
– Cá nhân hoá email: đây là cách để tăng tỉ lệ click mở mail. Nên thu thập nhiều thông tin của khách hàng để xây dựng chiến thuật cá nhân hoá email tốt hơn.
– Chọn thời điểm phù hợp: các email giao dịch mà anh chị tạo ra phải đảm bảo việc được gửi đúng thời điểm. Ví dụ như sau khi người dùng mua sản phẩm thì email xác nhận sẽ được gửi ngay, hay sau khi đã xác nhận giao hàng thì email phản hồi sẽ được gửi trong vòng một đến hai ngày.
– Tối ưu hoá trên các thiết bị di động: khi thiết kế email nên nhớ đến việc tối ưu hoá trên các thiết bị di động, đảm bảo cho người dùng khi xem email không bị khó chịu.
#3. Email chào mừng
Đây là email đầu tiên mà doanh nghiệp sẽ gửi đến khách hàng sau khi họ đã đăng kí nhận thông tin về sản phẩm, dịch vụ, các chương trình khuyến mãi,.. trên website của doanh nghiệp.
Email chào mừng bao gồm lời cảm ơn khách hàng đã đăng kí dịch vụ, mật khẩu đăng kí sử dụng, link website công ty, địa chỉ email trả lời các thắc mắc của khách hàng, cách thức cập nhật thông tin hay huỷ đăng kí dịch vụ.
Đây cũng là loại email có tỉ lệ mở cao nhất, là bước đầu tiên trong việc hình thành sự tin tưởng của khách hàng đến doanh nghiệp.
Để xây dựng email chào mừng thành công cần có những lưu ý gì?
– Sự đồng bộ: Email chào mừng cần có sự ăn nhập với các email tiếp theo về thiết kế và cách diễn đạt để đảm bảo sự đồng bộ của toàn chiến dịch mà anh chị đang triển khai.
– Nhắc nhở với khách hàng về lợi ích của việc nhận email: Anh chị nên chỉ ra cho khách hàng thấy được việc nhận và theo dõi email sẽ làm tăng lợi ích cho họ như thế nào.
– Khuyến mãi và quà tặng: Doanh nghiệp nên gửi cho khách hàng những cơ hội được tặng quà, những chương trình khuyến mãi,… đi kèm với email chào mừng để thúc đẩy khách hàng hành động. Các chương trình khuyến mãi nên giới hạn thời gian để thôi thúc khách hàng hành động nhanh hơn.
– Số lượng email gửi đến khách hàng nên được tính toán: tránh gửi email tràn lan một cách vô tội vạ làm khách hàng cảm thấy khó chịu khi nhận mail, hay tệ hơn họ sẽ xem email đó là Spam và không muốn nhận nữa.
#4. Email bản tin
Email bản tin (Email Newsletter) là một loại hình thư điện tử truyền thông về sản phẩm, thúc đẩy quảng bá hình ảnh của sản phẩm và bán hàng. Email này nhắm đến đối tượng khách hàng đã chủ động cung cấp thông tin của mình cho doanh nghiệp, chủ yếu là signup từ website.
Đây là loại email sẽ nhận được sự quan tâm nhất định của khách hàng, cũng là một thách thức khi cần phải đáp ứng được thị hiếu, kì vọng cũng như niềm tin của họ.
Để viết Email bản tin cần bí quyết gì?
– Nội dung hữu ích, hấp dẫn:
Một email dễ gây nhàm chán với khách hàng khi nội dung chỉ đề cập đơn thuần về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó anh chị cần xây dựng được một thông điệp cho email đủ lôi cuốn để khách hàng cảm thấy hấp dẫn khi nhận thông tin về sản phẩm.
Ví dụ như khách hàng đang rất yêu thích dự án Astral City và đã cung cấp thông tin cho công ty với mong muốn theo dõi tiến độ dự án và suy nghĩ về việc mua căn hộ. Nếu mỗi ngày họ cứ đều đặn nhận được 2 – 3 với cùng một nội dung “hãy mua căn hộ của chúng tôi”, dần dần họ sẽ thấy mệt mỏi và nhàm chán thay vì háo hức nhận mail từ website như mong đợi.
Thay vì gửi cho khách hàng những nội dung không mấy hấp dẫn, anh chị hãy gửi đến họ những thông tin hữu ích hơn như: tiện ích nội khu Astral City, câu chuyện của các chòm sao và sự hình thành dự án, tiến độ hàng tháng,…
Bằng cách truyền tải riêng của mình, cùng với việc hạn chế quảng cáo song song với lồng ghép thông tin có ích, email của anh chị sẽ dễ khiến khách hàng cảm thấy thoải mái khi nhận được mail, hoặc ít nhất họ vẫn cho phép gửi mail để duy trì mối liên hệ.
– Chủ đề luôn đổi mới, sáng tạo:
Khách hàng luôn bị thu hút bởi sự mới mẻ và sáng tạo,.một chủ đề email sáng tạo sẽ thôi thúc khách hàng nhấn vào để xem chi tiết nội dung. Nếu tất cả email có cùng nội dung,.người dùng sẽ nhanh chán và không còn muốn quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp nữa.
– Thiết kế giao diện đẹp hơn:
Việc thiết kế đẹp và độc đáo là một điều vô cùng quan trọng, email cũng vậy. Việc để trống footer ngắn sẽ làm website không hấp dẫn và sinh động. Footer cũng là vị trí phù hợp để các Marketer tận dụng thêm các thông tin như:.contact, chính sách, địa chỉ trang mạng xã hội, giới thiệu các sự kiện, chương trình ưu đãi…
– Nghiên cứu và lên lịch gửi mail:
Lên lịch gửi email một cách bài bản sẽ giúp hình thành thói quen nhận và đọc thư của khách hàng,.giữ vững mối liên hệ giữa họ và doanh nghiệp. Củng cố thêm niềm tin của người dùng đến sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra độ phủ sóng và độ nhận diện của thương hiệu cũng sẽ có cơ hội tăng cao,.giúp doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Làm email marketing như thế nào là hiệu quả?
– Có chiến lược thu thập email tốt: Những email thu thập được phải là email chính chủ từ những khách hàng biết đến công ty – những người tự nguyện đăng ký nhận thông tin trên website.
– Sử dụng email marketing ở những ngách phù hợp: Email Marketing không phải ở đâu cũng triển khai được bởi đặc thù.của những khách hàng ở một số lĩnh vực không sử dụng email thường xuyên,.trong đó họ chỉ sử dụng email với mục đích đăng kí tài khoản online là chính.
– Có chiến lược phân phối email và làm nội dung tốt: Đối với việc phân phối email đến khách hàng,.anh chị chỉ nên gửi từ 2 đến 3 email mỗi tuần. Chú trọng đến nội dung và giá trị của email để tạo ấn tượng cho người dùng,.tránh nhắc quá nhiều đến việc sale khiến khách hàng thấy khó chịu khi nhận mail.
Khi nào Email Marketing không hiệu quả?
– Thu thập email sai cách: Nếu quyết định sử dụng công cụ quét email hay mua các tệp email.được bán tràn lan trên mạng về quảng bá sản phẩm hay dịch vụ,.thì anh chị đã quay vào ô “mất lượt” trong việc thể hiện sự chuyên nghiệp trong xây dựng.hình ảnh doanh nghiệp lẫn quảng bá chương trình sắp tới.
Nếu trước đó người dùng email không biết đến doanh nghiệp từ trước, không tự nguyện cung cấp email thì chắc chắn họ sẽ cho rằng mình đang bị spam bởi thư điện tử được gửi tới.
– Phân phối email và nội dung không phù hợp: Có nhiều anh chị đi học những khoá học ở nước ngoài, cụ thể là những nước phương Tây về phễu Email Marketing và trở về Việt Nam áp dụng. Nhưng liệu hành vi sử dụng email của người phương Tây có giống với người Việt Nam không?
Ở Việt Nam, nên gửi những email ngắn ngọn, cụ thể về những thứ thực sự giá trị, với thiết kế bắt mắt và trình bày dễ hiểu là một lợi thế để người dùng mở và đọc hết nội dung của thư.
6 bước xây dựng Email Marketing hiệu quả
#1. Bước 1: Xây dựng danh sách email khách hàng chất lượng
Danh sách email khách hàng chính là điều đầu tiên cần phải có nếu muốn gửi Email Marketing. Sau đây là một số cách để có được danh sách email khách hàng tiềm năng:
- Tạo form đăng kí trên website doanh nghiệp.
- Tổng hợp lại email của khách hàng đang sở hữu.
- Yêu cầu khách hàng để lại thông tin cá nhân và email để tiện cho việc chăm sóc khách hàng.
#2. Bước 2: Xây dựng nội dung email hướng đến khách hàng
Để có được hơn 90% thành công hiệu quả cho chiến lược Email Marketing, các mẫu thư điện tử cần được nhắm đúng mục tiêu và có định hướng rõ ràng. Do đó, nên thực hiện các công việc sau đây để giúp nội dung Email Marketing tiếp cận được với khách hàng:
- Phân chia danh sách email dựa trên ngành nghề, hành vi liên hệ và nhân khẩu học. Giúp điều chỉnh nội dung email cho từng đối tượng cụ thể một cách dễ dàng hơn.
- Cá nhân hoá email bằng cách thêm tên người nhận vào dòng lời chào hoặc dòng chủ đề.
- Gửi email tự động đến khách hàng với đúng thông điệp,.đúng thời điểm như loạt bài chào mừng, bài nhắc nhở khách hàng về các giỏ hàng chưa thanh toán, thông báo phản hồi,…
#3. Bước 3: Tạo chiến dịch cụ thể
Sau khi đã có được danh sách khách hàng tiềm năng cùng nội dung email cụ thể, chiến dịch gửi email sẽ được bắt đầu. Và đây là những việc anh chị cần chuẩn bị.và kiểm tra để chiến dịch có được hiệu quả cao nhất:
- Xác định mục tiêu: Nội dung email và số liệu thống kê mà anh chị theo dõi sẽ khác nhau tuỳ theo mục tiêu anh chị muốn thực hiện. Vì vậy, xác định mục tiêu thật kĩ ngay từ đầu là điều vô cùng quan trọng.
- Quyết định người gửi: Ai là người có sức ảnh hưởng trong việc gửi email: Giám đốc điều hành của công ty hay một thành viên một bộ phận cụ thể? Đừng quên đồng bộ yếu tố này trong mọi email mà anh chị gửi đi.
- Chủ đề mạnh mẽ: Tiếp cận bằng một chủ đề mạnh mẽ và thiết lập chế độ xem trước để thúc đẩy hành động mở mail của người dùng.
- Thiết kế chuyên nghiệp: Thiết kế email cần thể hiện sự chuyên nghiệp để mang lại sự hài lòng cho người đọc về cả hai mặt nội dung email và yếu tố hình ảnh.
Ngoài ra, có một số vấn đề cần lưu ý sau đây:
- Tránh những hình ảnh có dung lượng hoặc kích thước lớn hay có quá nhiều hình ảnh.
- Cần kiểm tra và chắc chắn rằng thông điệp có khả năng đồng bộ hoá trên tất cả các thiết bị.
- Kiểm tra email bằng cách tự gửi cho chính mình trước khi gửi cho khách hàng. Nếu gửi email dưới dạng tên cá nhân của khách hàng, hãy kiểm tra email được gửi đi có được hiển thị đúng hay không
#4. Bước 4: Không lạm dụng những mẫu thiết kế email quá phức tạp
Hãy làm cho email của anh chị thật đơn giản bằng cách sử dụng văn bản nhiều hơn ảnh. Một thiết kế email được đánh giá là đẹp mắt khi có 80% văn bản và 20% hình ảnh.
Tránh những thiết kế giao diện email quá phức tạp,.vừa làm mất thời gian mà hiệu quả lại không cao, khiến khách hàng cảm thấy khó chịu. Việc chèn ảnh bằng link cũng là một cách hay.
Ví dụ về thiết kế email quá phức tạp
#5. Bước 5: Theo dõi hiệu suất của chiến dịch
Những yếu tố cần theo dõi để nắm rõ hiệu suất của chiến dịch Email Marketing sẽ gồm có:
- Tổng hợp các thống kê email: Ghi lại các thống kê email chính như tỉ lệ mở mail, tỉ lệ click chuột, spam,… để đặt các điểm chuẩn và phát hiện kịp thời các điểm bất thường.
- So sánh hiệu suất: Ngoài việc so sánh và ghi lại chiến dịch so với mục tiêu ban đầu, khi đã thống kê đủ các dữ liệu, tiến hành so sánh hiệu suất của các chiến dịch khác nhau để tìm thời gian và tần suất gửi email phù hợp cho doanh nghiệp.
- Kiểm tra các yếu tố khác: Chẳng hạn như thay đổi vị trí của lời kêu gọi hành động và theo dõi kết quả, cải thiện số liệu.
#6. Bước 6: Xem lại danh sách database
Bước cuối cùng là xem và lọc lại danh sách database. Mục đích là loại bỏ bớt các dự liệu không tiềm năng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho những chiến dịch sau.
Ngoài ra, hãy làm mới danh sách bằng các cách sau:
- Sau mỗi chiến dịch, hãy loại bỏ các khách hàng huỷ đăng kí, spam và sau mỗi 3 – 6 tháng hãy loại bỏ khách hàng không hoạt động.
- Liên hệ với các địa chỉ email không hoạt động bằng cách gửi email kích hoạt mỗi 2 – 3 tháng.
Giới thiệu một số công cụ gửi email hiệu quả
#1. Mailchimp
Với tiêu chí “đơn giản, thuận tiện”, Mailchimp sẽ giúp anh chị dễ dàng thao tác trong tiến trình thiết lập chiến dịch Email Marketing,.quản lí và phân tích dữ liệu khách hàng, tích hợp với nhiều nền tảng như: WordPress, Facebook, Twitter, Google Analytics,…
Ưu điểm:
- Đúng với tiêu chí của Mailchimp, chỉ cần nhập thông tin của website sẽ được cung cấp ngay tài khoản.
- Giao diện đơn giản, rõ ràng.
- Cung cấp nhiều loại email: Regular Campaign, Plain-text Campaign, A/B Testing Campaign, RSS Campaign – Chiến dịch RSS.
- Viết mail nhanh nhờ template, có tính năng lưu bản nháp và lên lịch gửi.
Nhược điểm:
- Không cung cấp tính năng tự động hoá hình ảnh.
- Không cho phép người dùng gửi nhiều nhóm danh sách cùng một lúc.
#2. UltraMailer
Đây là phần mềm gửi mail hàng loạt do công ty DucFabulous Việt Nam sản xuất. Phần mềm này có 2 phiên bản: phiên bản miễn phí cho phép gửi miễn phí 50 email/ngày,.còn phiên bản trả phí sẽ không giới hạn số lượng thư gửi đi, chúng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào hòm thư.
Ưu điểm:
- Giao diện tối ưu, dễ sử dụng.
- Có cài đặt tiếng Việt giúp những công ty không quen thuộc với giao diện tiếng Anh có thể thao tác dễ dàng.
- Các tính năng: thêm liên lạc, import dữ liệu, quản lí tệp khách hàng,.lọc email chết trước khi gửi đi, thông báo khi có người mở mail.
Nhược điểm:
- Các tính năng còn khá đơn giản và không có nhiều tính năng nâng cao.
- Chi phí sẽ bị đội lên cao hơn nếu sử dụng nhiều máy tính.
#3. GetResponse
Được đánh giá là một trong những công cụ Email Marketing số 1 thế giới hiện nay,.GetResponse cho phép tạo một danh sách marketing có giá trị của khách hàng tiềm năng. Đối tác và khách hàng, phát triển mối liên hệ với họ và xây dựng một cơ sở khách hàng đáp ứng, có lợi nhuận.
Ưu điểm:
- Đáp ứng được mức độ phức tạp trong nhu cầu thiết lập chuỗi email tự động.
- Sử dụng phối hợp được nhiều danh sách email trong cùng một chiến dịch.
- Quản lý, báo cáo, phân nhóm dữ liệu một cách chi tiết.
Nhược điểm:
- Các thuật ngữ được sử dụng trong GetResponse khá lộn xộn, không được thống nhất.
#4. SendinBlue
Đây là phần mềm gửi Email Marketing giá rẻ được yêu thích nhiều.bởi những doanh nghiệp có nhu cầu gửi thư tiếp thị điện tử đơn giản. Với đầy đủ các chức năng gửi email cơ bản,.phần mềm cho phép nhập số lượng địa chỉ email không giới hạn.
Ngoài ra, nhà cung cấp cũng hỗ trợ gói Email Marketing miễn phí gửi 9000 email/tháng.kèm 100 credits để dùng thử tính năng gửi tin nhắn điện thoại – SMS Marketing.
Ưu điểm:
- Cung cấp các chiến dịch SMS, template phản hồi tin nhắn tiện lợi, dễ sử dụng.
- Thiết kế thân thiện với thiết bị di động.
- Tính năng tuỳ chọn giao dịch email và trả lời tự động.
- Quy trình tạo campaign đơn giản, cho phép thêm tệp đính kèm.
- Xem các báo cáo của campaign trong tab Statistic và My Campaign
- Các tệp báo cáo có thể tải xuống được.
Nhược điểm:
- Cần tự tạo các template email cho riêng mình vì SendinBlue không có kho template sẵn cho người dùng.
#5. Atomic Mail Sender
Với phần mềm Atomic Mail Sender, người dùng sẽ được hỗ trợ xác thực nhiều định dạng email,.gửi được nhiều định dạng tập tin như Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft Access, cơ sở dữ liệu DBF, CSV,… Đồng thời cho phép gửi email không giới hạn.
Ưu điểm:
- Giao diện tối ưu, dễ sử dụng.
- Đội ngũ hỗ trợ nhanh chóng, nhiệt tình.
- Tích hợp trình chỉnh sửa hình ảnh như thay đổi kích thước, cắt ảnh, lật, thay đổi độ sáng, độ tương phản.
- Đối với phiên bản mới nhất, phần mềm có thêm tính năng kiểm tra máy chủ Proxy: hiển thị máy chủ đang trực tuyến hay ngoại tuyến, xác định tốc độ truyền, tên máy chủ, kiểm tra link trong mail để chắc chắn rằng nó vẫn còn truy cập được.
Nhược điểm
- Phần mềm không có tính năng báo cáo sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc theo dõi các chiến dịch marketing.
Nguồn: Tổng hợp
▶ Tìm hiểu thêm những nội dung khác liên quan đến Digital Marketing:
– Digital Marketing – Digital Marketing là gì? TOP 10 hình thức Digital Marketing hiệu quả
– Inbound Marketing – TỎA SÁNG thương hiệu doanh nghiệp bằng Inbound Marketing
– Social Media Marketing – Social Media Marketing và BÍ QUYẾT sử dụng hiệu quả dành cho người mới