“Today is hard, Tomorrow is worse. But the next day, everything will be great.”
————————-
Trong thị trường lao động hiện nay, Sales đang là bộ phận rất quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế trong nước. Các nhân viên sales sẽ tiếp xúc với khách hàng qua hai cách: trực tiếp gặp mặt hoặc nói chuyện qua điện thoại. Họ có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng, đồng thời phải nhanh nhạy nắm bắt các nhu cầu để có thể tư vấn và đưa ra các lựa chọn phù hợp cho khách hàng, hướng khách hàng tiến đến mục tiêu mua hàng.
Tuy nhiên, các nhân viên bán hàng cũng có những nỗi niềm không thể tỏ cùng ai, những điều đáng sợ không thể kiểm soát và xử lý tốt trong mọi tình huống. Và sau đây sẽ là 7 nỗi sợ mà dân Sales thường hay gặp phải.
Mục Lục
Nỗi sợ #1: Không ai có thể đúng hoàn toàn và khách hàng cũng vậy
Có 2 nguyên tắc cốt lõi mà ai làm nghề sales cũng biết:
– Nguyên tắc 1: Khách hàng luôn luôn đúng.
– Nguyên tắc 2: Nếu khách hàng sai, hãy xem lại nguyên tắc 1.
Điều này có nghĩa là trong mọi tình huống, ý kiến của khách hàng luôn được để ở hàng đầu tiên và nhân viên sale phải chủ động “thua” để tiếp thu ý kiến đó.
Tuy nhiên, không bao giờ có sự tuyệt đối và khách hàng cũng vậy. Việc gặp phải những kiểu khách hàng “ta đây”, “lý sự” sẽ là một thử thách đối với sự kiên nhẫn của anh chị. Họ sẽ đối xử không mấy thiện cảm với anh chị, thậm chí là nhận lại cả sự đe doạ và khinh thường.
Khách hàng không phải lúc nào cũng đúng
Nỗi sợ #2: Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với khách hàng không được như ý muốn
Trong cuộc sống hàng ngày nói chung và trong việc bán hàng nói riêng, ấn tượng đầu tiên luôn có vai trò vô cùng quan trọng trong một mối quan hệ. Sự thuận lợi có được mở ra hay không phần lớn là nhờ vào ấn tượng tốt của lần đầu tiên tiếp xúc. Thậm chí có thể bán được sản phẩm vì lần đầu gặp mặt quá ấn tượng.
Chính vì thế, người làm sales lo lắng khi lần đầu gặp khách hàng, sợ bản thân không tạo được ấn tượng tốt với khách hàng tiềm năng cũng là điều dễ hiểu. Vì nếu như bị mất điểm trong lần gặp đầu tiên, các công việc về sau này của anh chị sẽ gặp khá nhiều khó khăn và chịu nhiều áp lực hơn.
Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với khách hàng không được tốt
Nỗi sợ #3: Không biết phải nói gì khi bán hàng
Thông thường, những người có nỗi sợ này sẽ có những dấu hiệu sau đây:
– Háo hức lúc bắt đầu khi chưa có gì trong tay: Bản thân họ sẽ thấy năng lượng đã đủ mạnh mẽ để có thể bắt đầu. Tuy nhiên, họ lại chưa bắt tay vào việc gọi điện thoại, gửi e-mail bán hàng hay viết đôi dòng giới thiệu về sản phẩm mình sẽ bán.
– Cảm thấy sợ hãi khi gọi điện nói chuyện bán hàng: Dù họ có sự nhiệt tình với sản phẩm và dịch vụ của mình, họ lại không có cách diễn đạt ý tưởng cho cho rõ nét. Sau đó sẽ dẫn đến tình trạng nói lắp bắp hoặc không biết nói gì. Hoặc nếu như viết thư mời hàng, có thể sẽ mắc lỗi chính tả hoặc sai sót trong diễn tả câu từ.
– Có những suy nghĩ tiêu cực: Họ sẽ không dễ nhận ra những điều nên nói hoặc làm khi đang mời hàng. Nhưng gần như sau buổi giao dịch, họ sẽ nhận ra tất cả những lỗi lầm đã mắc phải và những cơ hội đã vụt mất trong tầm tay. Và không thể thích ứng được với những tình huống khi nó đang xảy ra.
Giao tiếp là một “hình thức” không thể thiếu khi tiếp xúc với khách hàng, nếu lỡ mắc lỗi trong quy tắc bất thành văn này, nguy cơ anh chị bị mất khách hàng tiềm năng là rất cao.
Việc giao tiếp trở nên khó khăn khi không biết bắt đầu từ đâu
Nỗi sợ #4: Không thể kiểm soát mọi thứ trong tầm tay
Khách hàng luôn nghĩ rằng nhân viên bán hàng là phải biết tất cả mọi thứ, giống như một chuyên gia để có thể giải đáp các thắc mắc của họ. Nhưng trên thực tế mà nói, người làm sales bất động sản không phải là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm mà họ đang bán.
Họ được đào tạo để lắng nghe và đồng cảm với “nỗi đau” của khách hàng, đồng thời giúp khách hàng tìm ra vấn đề và cách giải quyết chúng. Nhưng cũng đồng nghĩa với việc họ có thể “biết tuốt” tất cả và kiểm soát được mọi thứ như ý muốn.
Người làm sales đôi khi không thể kiểm soát mọi thứ
Nỗi sợ #5: Không đáp ứng được tất cả nhu cầu mà khách hàng mong muốn
Dù đã nhận được sự đồng ý từ khách hàng tiềm năng, không ít.nhân viên bán hàng vẫn cảm thấy mình chưa đáp ứng được tất cả nhu cầu và kì vọng của khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc anh chị chưa hiểu rõ được khách hàng, chưa.nắm bắt được sản phẩm hay lợi thế cạnh tranh của công ty mà anh chị đang làm việc.
Hãy kiểm chứng tất cả những thông tin về sản phẩm mà anh chị nói với khách hàng. Nếu các thông tin đó chính xác, anh chị phải tự tin về sản phẩm mà mình đang bán. Hãy xem và ghi nhớ những phản hồi tích cực của khách hàng về sản phẩm của anh chị. Điều này sẽ mang lại sự tự tin về việc anh.chị sẽ lan toả được những giá trị đích thực mà sản phẩm có đến tận tay khách hàng. Bên cạnh đó cũng không quên thái độ cởi mở và chủ động đón.nhận những phản hồi khác từ khách hàng trong quá trình tương tác với họ. Những phản hồi này không sớm thì muộn sẽ giúp cho công ty của anh chị cải thiện.được chất lượng sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ một cách tốt hơn.
Chủ động đón nhận phản hồi từ khách hàng
Nỗi sợ #6: 98% cuộc gọi đến khách hàng sẽ nhận lại sự “ghẻ lạnh” từ họ
Để bán được sản phẩm, nhân viên sales.cần phải gọi điện thoại để giới thiệu sản phẩm và mời khách mua hàng. Anh chị có sống được trong ngành sales.hay không cũng là nhờ vào một kỹ năng không thể thiếu là nói chuyện qua điện thoại. Thế nhưng, 98% các cuộc gọi của Sales bất động sản sẽ nhận lại sự “ghẻ lạnh” từ khách hàng.
“Em đang bận rồi anh ơi”, “Chị đang tiếp khách em ơi”, “Có gì gọi lại sau nhé em”… hàng tá lí do mà khách hàng có thể đưa ra.để “tạt một gáo nước lạnh” vào người anh chị. Và người bán hàng sẽ phải vui vẻ chấp nhận sự “ghẻ lạnh” này, trong mọi tình huống. Sau đó lại lao đầu vào việc tìm kiếm những.cơ hội khác và chờ đợi may mắn sẽ mỉm cười khi có khách hàng liên lạc lại.
98% cuộc gọi đến khách hàng sẽ nhận lại sự “ghẻ lạnh” từ họ
Nỗi sợ #7: Sợ hãi vì kết quả của nỗ lực là sự từ chối và thất bại
Có lẽ với người làm chuyên viên bán hàng, từ “không” là một từ mang lại sự ám ảnh tột độ. Họ có thể sẽ phải nghe từ “không” hàng tuần, hàng ngày, thậm.chí là hàng giờ thông qua gặp mặt trực tiếp hay nói chuyện qua điện thoại. Chính vì thế, họ thường có phản ứng rất nhanh khi bị khách hàng từ chối.
Trên thực tế, tất cả các nhân viên bán hàng.đều cần phải tập làm quen với sự từ chối từ khách hàng. Nếu anh chị sợ hãi khi phải nghe thấy từ “không”, coi.như cơ hội tìm đến những khách hàng tiềm năng.mới hoặc ít nhất là đặt bản thân vào những thách thức mới là điều không thể xảy ra. Vì vậy, nếu không thể chấp nhận sự từ chối, ngành nghề sales sẽ không bao giờ chọn anh chị.
Nếu không chấp nhận sự từ chối và thất bại, chúng ta không thể đi đến thành công
Kết Luận
Môi giới là một nghề tiềm năng, nó có thể giúp anh chị cải thiện rất nhiều kỹ năng của bản thân cũng như mở ra thêm nhiều mối quan hệ mới. Nhưng ngành nào cũng có sự khó khăn của riêng mình, Sales bất động sản cũng không phải ngoại lệ. Điều quan trọng là, chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn, những.nỗi sợ, những thất bại ấy để vươn tới những mục tiêu cao hơn hay không? Có thể biến chúng.thành sức mạnh để phát triển khả năng của bản thân mình trong công việc hay không? Điều đó phụ thuộc vào tất cả nỗ lực của chúng ta.
————————-
Trên đây là chia sẻ về những nỗi sợ trong nghề bán hàng bất động sản. Hãy làm những điều tuyệt vời nhất dành cho khách hàng. Anh chị sẽ nhận lại được những thành quả xứng đáng.
(Nguồn: https://agent.rever.vn/)
Tìm hiểu thêm những nội dung khác về bán hàng:
– Tâm lý khách hàng – 5 cách HIỂU RÕ tâm lý khách hàng giúp môi giới BĐS tăng doanh số